Categories: Tin tức

Thành công của Tào Tháo là do đâu? Bí quyết chỉ ở 6 đại nguyên tắc này

Tào Tháo là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của Trung Hoa. Dù mang tiếng đa nghi, ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người. Dưới đây là những quy tắc hành sự đã tạo nên sự thành công của ông.

Tào Tháo tự là Mạnh Đức, còn gọi Tào A Man, người huyện Bạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ông sinh năm Đông Hán Vĩnh Thọ (155), mất năm Kiến An thứ 25 (năm 220). Tác giả Tam Quốc Chí Trần Thọ gọi ông là “con người phi thường, kiệt nhân xuất thế”.

Ông sinh ra trong gia đình giàu có, từ bé đã thông minh, ham đọc sách, đặc biệt là binh thư, nhiều mưu mẹo và tài ứng biến.

Trong cuộc đời binh nghiệp, Tào Tháo được nhắc đến với các sự kiện như hiệu triệu, họp binh với các chư hầu chống Đổng Trác và không ở dưới quyền ai trong các lộ chư hầu.

Ông thuộc nằm lòng “Binh pháp Tôn Tử”, ứng dụng linh hoạt trong 30 năm chinh chiến. Trong hơn 100 trận đánh lớn nhỏ, cứ 10 trận ông phải thắng tới 9.

Ông là người có công thống nhất miền Bắc Trung Quốc, đồng thời thực hiện hàng loạt chính sách phục hồi sản xuất kinh tế và trật tự xã hội, đặt nền móng cho việc lập ra chính quyền Tào Ngụy. Trong cách hành sự, Tào Tháo đều có nguyên tắc của riêng mình.

Hình tượng Tào Tháo trong tác phẩm điện ảnh Tam quốc diễn nghĩa. Ảnh dẫn theo tinhhoa.net

1. Co được duỗi được, không thỏa mãn nhất thời

Chỉ là Vương không xưng Đế, không quan tâm đếm danh tiếng nhất thời.

Co được duỗi được, ứng biến linh hoạt sắc bén.

Giữ đúng chừng mực trong tiến thoái, thỏa hiệp.

Cúi đầu là một loại trí huệ.

2. Can đảm cẩn trọng, dám nghĩ dám làm mới có thể thành tựu được sự nghiệp

Không theo khuân phép cũ, mới đạt được thành công lớn.

Giỏi thể hiện bản thân, chính là có sức cạnh tranh.

Dám nghĩ, dám làm, tích cực hành động.

3. Khổ luyện nội công, mới có thể “hậu tích bạc phát” (chuẩn bị đầy đủ mới giải quyết tốt)

Khí phách và tự tin, nhìn thiên hạ bằng nửa con mắt.

Bước đi bằng chính đôi chân của mình.

Nghiêm khắc kiềm chế bản thân, tự mình làm gương.

Gặp nguy không loạn, gặp biến cố không sợ.

4. Biết cách mượn lực, tài tình sử dụng các nhân tố xung quanh

Dựa vào sự ủng hộ của tập thể, có tinh thần sẵn sàng hợp tác.

Không bám vào một khuôn mẫu, chỉ cần có tài là sẽ sử dụng.

Có dung nạp chính là rộng lớn, tiểu nhân cũng có nhiều đại tài.

Thoát khỏi vòng luẩn quẩn, mở rộng vòng kết giao.

Xây tổ dẫn phượng, đối xử tử tế với thuộc hạ.

5. Phỏng đoán đại thế cục, tinh thông trù tính

Làm việc cần tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận tinh tế khi hành sự.

Nhìn xa trông rộng, phán đoán được tình hình.

Muốn lấy được cái gì đó, thì trước tiên phải mất đi thứ gì đó.

6. Tùy cơ ứng biến, lãnh đạo là một môn học lớn

Kịp thời loại bỏ những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của sự nghiệp.

Thưởng phạt nhất định phải phân minh.

Phong cách lãnh đạo linh hoạt đa dạng.

Dùng người tất phải nghi, dù nghi ngờ nhưng vẫn dùng.

Video: Tào Tháo – Biết sai, sửa sai, không nhận sai

Theo tinhhoa.net

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

7 hours ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

23 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

23 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

23 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

1 day ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

2 days ago