Categories: Sức khoẻ

Thai nhi bị dị tật ở tim cực kỳ hiếm gặp, người mẹ quyết giữ con dù hi vọng mong manh

Ngay từ trong bào thai, bé Nguyễn Trọng Ph. (Hoàng Mai, Hà Nội) đã mắc phải căn bệnh tim hiếm gặp. Tình trạng bệnh lý này nếu không được phẫu thuật sớm có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Ca phẫu thuật tim hiếm gặp

Chị Nguyễn Thị Th. (33 tuổi, tại Hoàng Mai, Hà Nội) đã từng có tiền sử sảy thai hai lần. Khi chị Th. mang thai lần thứ 3, thai nhi được chẩn đoán bị tim bẩm sinh dạng phức tạp. Tuy nhiên, chị Th. chỉ  có khả năng mang thai duy nhất một lần nên gia đình vẫn quyết tâm giữ lại thai nhi.

Ngày 31/5/2017, chị Th. sinh hạ bé trai nặng 1,7kg ở tuần 37. Ngay sau khi ra đời, bé Nguyễn Trọng Ph. có toàn thân tím tái và nhanh chóng được đưa tới bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Theo TS. BS Nguyễn Lý Thịnh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh nhi Ph. bị suy dinh dưỡng từ ngay trong bào thai. Bé Ph. sinh ở tuần 37 nhưng cân nặng chỉ đạt 1,7kg. Sau khi, mổ đẻ, tình trạng bão hòa oxy của bệnh nhi thấp chỉ từ 15-20%, có kèm theo tình trạng sốc tim nhẹ.

Các bác sĩ tại Trung tâm Tim mạch đã cho bé thở máy, tìm mọi cách để cải thiện tim. Tuy nhiên, tình trạng bão hòa ôxy của bé vẫn thấp.

Bác sĩ Trường chia sẻ trường hợp mắc bệnh tim của bé Ph. rất hiếm gặp.

“Bệnh nhi gặp phải những tổn thương tim rất phức tạp như: chuyển gốc động mạch, hẹp tâm thất trái, lỗ thông liên thất lớn trong buồng tim, ống động mạch mở không có khả năng trao đổi oxy, vách liên nhĩ đóng kín. Chúng tôi đã rất phân vân trước tình trạng đa tổn thương tim của cháu. Khả năng phẫu thuật chuyển gốc gần như không thể do cân nặng của cháu chỉ đạt 1,7kg. Nhưng nếu không phẫu thuật, tính mạng của cháu có thể gặp nguy hiểm”, Th. BS Cao Việt Tùng, trưởng khoa Gây mê – Hồi sức Tim mạch hồi tưởng lại sau khi làm siêu âm cho cháu lúc nhập viện.

Sau hội chẩn, các bác sĩ tại Trung tâm tim mạch đã quyết định phẫu thuật chuyển động mạch, cắt hẹp đường ra tâm thất trái, đồng thời để lại lỗ liên thất kèm theo xiết động mạch phổi để tránh suy tim sau mổ… Tất cả các công việc phức tạp trên đều phải gói gọn trong một cuộc phẫu thuật. Vì vậy, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn sâu, chính xác trong tất cả các khâu nếu không trẻ có thể tử vong ngay trên bàn mổ.

Chạy đua với thời gian

Phẫu thuật chuyển động mạch gốc là một phẫu thuật phức tạp. Do đường kính của động mạch vành ở trẻ nhỏ chỉ khoảng 1-1,5mm, không nhìn rõ bằng mắt thường. Các bác sĩ phải dùng kính lúp với độ phóng đại gấp 4-5 lần mới có thể thực hiện được kỹ thuật này, với độ di lệch cho phép từ 0,2 – 0,5mm.

Ê kíp bác sĩ tham gia mổ tim cho bé Ph. bao gầm 12 người. Hiện nay, bé Ph. là ca mắc bệnh tim bẩm sinh phẫu thuật chuyển gốc động mạch nhỏ tuổi và cân nặng nhẹ nhất được thực hiện tại Trung tâm tim mạch.

Trong 10 tiếng chạy đua với thời gian, ê kíp mổ tim cho bé Ph. đã rất thành công. Hai ngày sau phẫu thuật bé Ph. đã rút được khí quản và cháu có thể ăn được bình thường.

Bác sĩ Trường cho hay, chuyển gốc động mạch rất hiếm gặp trong bệnh lý tim bẩm sinh. Tỷ lệ chỉ khoảng 1-2% bệnh nhi có dị tật này. Bệnh được hình thành ngay từ trong bào thai. Nhưng thường bị bỏ sót khi sàng lọc dị tật trước sinh. Mỗi năm Trung tâm Tim mạch của bệnh viện Nhi xử lý gần 400 trường hợp chuyển gốc động mạch.

Chuyển động mạch gốc là một trong những bệnh lý tim bẩm sinh và có nhiều nguyên nhân mắc. Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh phần lớn liên quan tới đột biến giai đoạn hình thành của quả tim (từ khi có tim thai). Trong quá trình mang thai mẹ mắc cúm vi rút và đúng quá trình hình thành của quả tim hoặc những bất thường về tim có thể liên quan tới yếu tố gen chiếm 60-70% (di truyền hoặc không).

Bác sĩ Trường khuyến cáo, trong thời điểm quả tim đang hình thành, người mẹ mang thai đi chụp X quang  và chụp cắt lớp  CT thì các tia phóng xạ có thể gây ra đột biến. Hoặc một số loại thuốc có nguy cơ tăng quá trình đột biến về tim.

Bác sĩ Trường khuyến cáo: “Trẻ mắc phải bệnh lý chuyển gốc động mạch sẽ có những triệu chứng rất đặc trưng. Phần lớn trẻ sẽ xuất hiện tím tái ngay sau khi sinh. Nhiều trường hợp trẻ sinh ra tím tái nhưng bố mẹ không để ý. Trẻ mắc bệnh lý sẽ thở nhanh hơn đứa trẻ bình thường kể cả khi không bú. Khi trẻ nằm ngủ, nếu quan sát sẽ thấy thở nhanh hơn bình thường. Lúc trẻ sơ sinh bú mẹ, bé sẽ thở rất gấp, vã mồ hôi rất nhiều do phải gắng sức quá mức”.

Có một số trường hợp bệnh lý chỉ biểu hiện sau 1-2 tháng. Trong một tháng đầu, trẻ tăng cân như đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, khi tới tháng 2-3 thì tốc độ tăng cân chậm lại. Hoặc thậm chí trẻ không hề tăng cân mà không có nguyên nhân. Lý do là mức độ tiêu hao năng lượng của trẻ cao hơn bình thường. Năng lượng bú mẹ không bù đắp do bị tổn thương tim.

Bác sĩ Trường khẳng định, 95% tim bẩm sinh có thể chữa được và trở về cuộc sống bình thường. Khi bệnh nhi có các vấn đề về tim, cha mẹ cần đưa đi can thiệp sớm tránh những biến chứng có thể xảy ra với trẻ.

Ngọc Minh

 

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

5 mins ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago