Phục hồi chức năng

Bài tập vận động trên bóng cho trẻ chậm phát triển theo BYT

Hướng dẫn bài tập vận động trên bóng cho trẻ chậm phát triển.

Tập vận động trên bóng là bài tập cải thiện vận động hiệu quả cho trẻ bại não.

Các bài tập vận động trên bong bao gồm:

– Tập kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tư thế nằm sấp, nằm ngửa, lẫy.

– Tập thăng bằng ngồi trên bóng.

– Tập đứng với bóng.

Chỉ định tập vận động trên bóng  

Trẻ bại não, chậm phát triển tinh thần, vận động. Chưa có hoặc có khả năng kiểm soát đầu cổ, lẫy, ngồi, đứng, đi kém.

Chống chỉ định tập vận động trên bóng  

Trẻ sợ, khóc nhiều sau khi tập.

Các bước tiến hành tập vận động trên bóng  

+ Chuẩn bị dụng cụ

Chuẩn bị bóng tập đường kính 80 cm.

+ Chuẩn bị ngƣời bệnh

– Giải thích cho bệnh nhi (bệnh nhi có khả năng hiểu) và gia đình bệnh nhi biết việc mình sắp làm.

– Hướng dẫn bệnh nhi (trẻ có khả năng hiểu) những điều cần thiết.

– Đi giày hoặc nẹp (nếu có) cho người bệnh

– Để trẻ làm quen với bóng trước khi tập

© Thực hiện kỹ thuật.

– Tập kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tƣ thế nằm sấp, nằm ngữa, lẫy:

+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

+ Kỹ thuật viên đặt trẻ nằm sấp trên bóng.

+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau người bệnh 2 tay cố định 2 khớp gối hoặc cố định tại hông.

+ Đưa bóng ra trước, ra sau, sang 2 bên hoặc lẫy trên bóng.

+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.

– Tập thăng bằng ngồi trên bóng:

+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

+ Đặt trẻ ngồi trên bóng

+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế sau người bệnh 2 tay cố định tại hông trẻ.

+ Đu đưa bóng nhẹ nhàng ra trước, ra sau và sang 2 bên.

+ Mỗi lần tập 15 – 20 phút, ngày tập 2 – 3 lần.

– Tập đứng với bóng:

+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

+ Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng

+ Kỹ thuật viên đứng hoặc ngồi trên ghế phía sau người bệnh 2 tay cố định tại hông trẻ và đẩy bóng tiến ra trước rồi lùi lại hoặc sang 2 bên.

+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.

– Tập đi với bóng:

+ 1 kỹ thuật viên hoặc cha/mẹ trẻ giữ bóng

+ Kỹ thuật viên đặt trẻ đứng bám vào bóng

+ Đặt trẻ đứng và đẩy bóng tiến dần về phía trước, trẻ sẽ bám theo bóng tiến về phía trước.

+ Mỗi lần tập 15-20 phút, ngày tập 2-3 lần.

Theo dõi tập vận động trên bóng  

Sau mỗi buổi tập, cần kiểm tra: khả năng kiểm soát đầu cổ, thăng bằng tư thế nằm sấp, nằm ngữa, lẫy, thăng bằng ngồi trên bóng, đứng với bóng.

Tai biến và xử trí khi tập các bài tập vận động trên bóng  

– Trẻ bị rơi khỏi bóng nếu cố định không tốt khi tập kiểm soát đầu cổ, tập lẫy, tập ngồi

– Trẻ bị ngã khi tập đứng, đi nếu đu đưa bóng, đẩy bóng quá nhanh.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Tập vận động trên bóng của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

1 day ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

1 day ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

1 day ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

3 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

3 days ago