Categories: Sức khoẻ

Tập các thói quen tốt để tăng sức đề kháng cho bé

Ăn rau xanh, ngủ đủ giấc, tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày là những thói quen tốt giúp tăng cường sức đề kháng nội sinh – tiền đề để bé có thể chống chọi với nhiều mầm bệnh.

Dù đã gần 5 tuổi nhưng cu Bi nhà chị Hương (Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn thường xuyên bị ốm vặt. Khi thì hắt hơi, sổ mũi, lúc lại húng hắng ho hay tiêu chảy. Biết sức đề kháng của bé yếu, chị đã cất công cho uống rất nhiều loại thuốc bổ cũng như vitamin nhưng đâu vẫn hoàn đấy. Chỉ cần thời tiết thay đổi chút xíu, cu cậu lại lăn ra ốm. Mà mỗi lần ốm cũng phải mất đến nửa tháng mới hồi phục lại. Cũng chính vì thế, so với bạn bè cùng trang lứa, cu Bi còi cọc và kém nhanh nhẹn hơn hẳn.

Với nhiều người, việc các bé “uống thuốc nhiều hơn ăn cơm” như trường hợp cu Bi chỉ là chuyện “bình thường như cân đường hộp sữa”. Khi đó, các mẹ thường cho rằng lý do chính là vì bé non nớt quá và nghĩ rằng chỉ khi lớn hơn, bé mới đủ sức chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, sự thật là, ngay cả khi còn bé xíu, các bé vẫn có thể có sức đề kháng dồi dào nếu được rèn luyện những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Ảnh minh họa

Tăng đề kháng nội sinh bằng cách nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, một trong những thói quen sinh hoạt giúp bé có thể khỏe hơn là duy trì chế độ ăn nhiều rau xanh. Bởi lẽ, chất xơ trong các thực phẩm này sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, hấp thụ thức ăn tốt.

Ngoài ra, vitamin C thiên nhiên trong các loại rau, củ, quả sẽ giúp cơ thể sản sinh ra sức đề kháng nội sinh, chống lại sự xâm nhập của nhiều loại vi trùng, vi khuẩn. Theo khuyến cáo, trẻ từ 7-12 tháng, mỗi bữa cần 20g rau; từ 1-2 tuổi, mỗi bữa cần 30g; từ 3-5 tuổi, trẻ cần 40-50g và từ 6 tuổi trở lên, trẻ có thể ăn rau như người lớn.

Bên cạnh bổ sung rau, để tăng cường hệ miễn dịch, bạn cũng cần cho bé ngủ đủ giấc. Theo nghiên cứu của bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục sức khỏe trẻ em thuộc Bệnh viện nhi Boston (Mỹ): Thiếu ngủ không chỉ khiến cơ thể bé hoạt động kém linh hoạt mà còn dẫn đến tình trạng căng thẳng, hay cáu gắt, hệ tiêu hóa và bài tiết hoạt động kém… Thế nên, dù có bận rộn với thật nhiều công việc, bạn cũng không nên để bé thức cùng mà cần dỗ bé ngủ, sau đó mới làm tiếp những việc dang dở.

Ngoài hai yếu tố trên, các chuyên gia cũng khuyến cáo trẻ nhỏ cần được tập dục đều đặn. Do đó, để khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động thể chất, cha mẹ nên tham gia tập cùng bé. Và như vậy, việc tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp cả nhà khỏe mạnh hơn mà còn mang lại không khí vui tươi, gắn kết giữa các thành viên.

Cuối cùng, trước khi quyết định có nên cho bé dùng kháng sinh hay không, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, bởi lẽ kháng sinh chỉ thực sự có tác dụng với vi khuẩn, trong khi đó, phần lớn trẻ mắc bệnh lại do virus. Lạm dụng khám sinh không chỉ dẫn đến tình trạng lờn thuốc mà còn khiến hệ tiêu hóa, hệ bài tiết của bé chịu thêm nhiều gánh nặng. Và đương nhiên, điều này hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của các con.

Bảng định lượng thời gian ngủ và độ tuổi của trẻ

Độ tuổi

Thời gian ngủ trung bình của trẻ

0-2

11.5 đến 15.5 tiếng

3

11 đến 14 tiếng

4

10 đến 13 tiếng

5

10 đến 12.5 tiếng

6

10 đến 11.5 tiếng

7

9.5 đến 11.5 tiếng

8

9.5 đến 11.5 tiếng

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

1 day ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

1 day ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

1 day ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago