Categories: Dinh dưỡng

Tăng cân hay hơi thở hôi là do bạn ăn quá nhiều chất này

Dù là một trong những dưỡng chất thiết yếu cho sự sống con người, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều protein (đạm), cơ thể sẽ gặp phải những rủi ro đáng tiếc cho sức khoẻ.

Tăng cân

Ăn nhiều protein có béo không? Tất nhiên là có. Bởi vì, cơ thể mỗi người chỉ có thể tiêu thụ một lượng protein nhất định mỗi ngày mà mỗi 1gr protein hoặc tinh bột sẽ cung cấp 4 calorie. Nếu nạp quá nhiều protein vào cơ thể đồng thời cũng tăng calorie trong cơ thể lên và khả năng tăng cân là không thể tránh khỏi, đặc biệt khi bạn lười vận động

Luôn khát nước

Khi cơ thể tiêu hóa protein, thận quản lý một số bộ lọc các chất thải và chế độ ăn nhiều protein sẽ gây áp lực lớn đến thận. Như đã nói, protein dư thừa được lọc ra khỏi cơ thể qua thận của bạn cùng với nitro. Thận cần dùng nước để thải lượng nitro này, tạo ra hiệu ứng khử nước, từ đó gây mất nước.

Mất nước có thể gây nên nhiều tác hại nguy hiểm như: Khó kiểm soát tâm trạng và mất khả năng nhận thức; Ảnh hưởng tới chức năng của thận; Đau đầu, tăng huyết áp; Khô da; Đau bụng…

Rối loạn tiêu hóa

Buồn nôn, khó tiêu, hay bị táo bón… cũng là những dấu hiệu cho thấy bạn đang thừa protein. Khi bạn tiêu thụ một chế độ ăn giàu protein với ngồn ngộn thịt, cá, gà, pho mát, sữa và ăn ít chất xơ, thận sử dụng nước của cơ thể để thải nitro dư thừa, dẫn đến bị táo bón thường xuyên.

Quá nhiều protein cũng gây áp lực cho các enzyme tiêu hóa trong cơ thể và gây ra các vấn đề tiêu hóa.

Hơi thở hôi và đau nhức đầu

Trong một chế độ ăn low-carbs (ít carbohydrates/tinh bột) nhưng lại quá giàu protein và chất béo, cơ thể của bạn có thể đi vào trạng thái Ketosis. Ở trạng thái Ketosis, cơ thể tạo ra năng lượng nhờ đốt cháy chất béo thay vì đốt cháy carbohydrates. Hôi miệng và nhức đầu là hai tác dụng phụ của trạng thái Ketosis.

Đau xương khớp, dễ bị gãy xương

Khi nạp quá nhiều protein vào cơ thể sẽ sản sinh nitro, ure và acid uric. Những chất này làm tăng acid uric trong máu, khiến độ pH tăng lên. Lúc này, cơ thể phải huy động calci từ xương để tạo thành phosphate calci, nó có tác dụng kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì calci bị rút từ xương ra nên sẽ gây xốp xương, loãng xương.

Bên cạnh đó, ăn nhiều quá nhiều protein còn có thể dẫn tới các rối loạn chức năng tự miễn, viêm khớp, tâm thần phân liệt, xơ vữa động mạch, bệnh tim và ung thư… 

Ăn bao nhiêu protein là đủ?

Mỗi ngày, một người cần bổ sung khoảng 0,8gr protein trên 1kg cân nặng, tương đương khoảng 45gr đối với phụ nữ và 55gr đối với nam giới.

Những người đang trong quá trình hồi phục hậu phẫu thuật, người ốm hoặc phụ nữ mang thai cần lượng protein nhiều hơn khoảng 6gr/ngày – bằng lượng protein trong một quả trứng. Một số nghiên cứu còn cho rằng người cao tuổi cũng nên bổ sung lượng protein cao hơn một chút để duy trì cơ bắp.

Biết Tuốt H+ (Theo Livestrong)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago