Hãy cùng điểm qua những nỗi sợ hãi phổ biến nhất khi sinh nở và bí quyết để nói lời tạm biệt với chúng.
Nghĩ về quá trình chuyển dạ kéo dài, bạn sẽ có cảm tưởng rằng chuyện sinh nở với bao nhiêu đau đớn thực sự sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Cái suy nghĩ đáng sợ này đang ăn mòn sự tự tin của bạn và chúng có thể khiến việc sinh nở thậm chí còn khó khăn hơn cả những gì mà một người lính đã phải trải qua trên chiến trường.
Làm cách nào để đối phó? Rèn luyện cho bản thân để nhìn nhận mỗi cơn co thắt như một thực thể riêng biệt. Khi bạn vượt qua được một cơn co thắt, nó sẽ biến mất mãi mãi. Bạn sẽ không bao giờ phải chịu đựng cơn đau giống như thế thêm lần nào nữa. Nhắc nhở bản thân rằng những đợt khó chịu ấy đang khiến cho cổ tử cung của bạn mở rộng hơn và mang bạn lại gần hơn với con!
Những suy nghĩ tiêu cực về chuyện sinh nở có thể khiến bạn thấy lo lắng và mệt mỏi
Xung quanh chúng ta, từ phim ảnh, ti vi hay các bà mẹ khác đều thường dọa dẫm chúng ta về những cơn đau đẻ không gì có thể so sánh được. “Gây tê ngoài màng cứng” hay “đẻ không đau” là giải pháp được truyền miệng nhiều nhất trong các phòng sinh. Chuẩn bị sinh nở trong khi bạn sợ rằng mình không thể chịu nổi các cơn đau thật không phải là một trải nghiệm hay. Một nghiên cứu ở Na-uy năm 2012 chỉ ra rằng phụ nữ sợ các cơn đau đẻ thường phải trải qua quá trình sinh nở kéo dài hơn khoảng 1,5 giờ so với phụ nữ bình thường khác.
Làm cách nào để đối phó? Đầu tiên, hãy tìm hiểu thông tin cần thiết về các phương pháp giảm đau. Thậm chí nếu bạn quyết định gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ hay bà đỡ cũng sẽ khuyên bạn nên thử sinh thường trước. Hãy tập các bài tập hít thở, thực hành các phương pháp giảm đau và mạnh mẽ lên, bạn sẽ thấy rằng mọi chuyện không đến mức như mọi người đồn đại.
Cho dù chúng ta đã nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ lưỡng như thế nào, những sự việc diễn ra khi đến ca sinh nở của chính bạn vẫn luôn là một dấu hỏi lớn. Chỉ riêng cái ý nghĩ này thôi đã khiến bạn lo lắng rồi. Chưa kể đến trong thực tế, hàng loạt vấn đề khác có thể xảy ra trong suốt quá trình sinh nở, điều này khiến vài bà mẹ tương lai cảm thấy vô cùng hoảng loạn.
Làm cách nào để đối phó? Hãy khôn ngoan khi chọn đội ngũ chăm sóc y tế cho mình. Hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn tin tưởng vào bác sỹ hay bà đỡ của mình, và suy nghĩ thật cẩn thận những ai bạn muốn cùng vào phòng sinh với mình. Một người hỗ trợ giàu kinh nghiệm ở bên cạnh có thể giúp tinh thần bạn thoải mái hơn. Bạn phải hiểu rằng đội ngũ chăm sóc y tế của bạn sẽ luôn luôn theo dõi hai mẹ con bạn để đảm bảo mọi chuyện diễn ra trơn tru nhất có thể. Tuy rằng mang thai và sinh con có thể trở nên rất căng thẳng và kiệt sức, nhưng chẳng có lý do gì để bạn phải chịu đựng khổ sở cả. Nếu sự sợ hãi và lo lắng khiến bạn đánh mất chính mình, nói chuyện với bác sỹ hay bà đỡ của mình để tìm kiếm sự hỗ trợ trước khi bạn tới ngày sinh.
Đột nhiên thấy phân nhạt màu và lặp lại thường xuyên thì đây có thể…
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…