Categories: Tin tức

Tại Nga, phi hành gia là những người đầu tiên mất việc vào tay robot

Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học Nga là sử dụng một AI có sẵn để các robot tự làm việc mà không cần sự can thiệp của con người.

Phi hành gia là một công việc rất đặc biệt nhưng cũng hết sức nguy hiểm, đặc biệt là những người đang làm việc trên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Ngoại trừ thời gian nghiên cứu bên trong trạm, các phi hành gia tại đây vẫn phải thực hiện những nhiệm vụ bước ra ngoài không gian để sửa chữa cũng như kiểm tra các thiết bị đo đạc.

Dĩ nhiên, đây là khoảng thời gian đầy rủi ro đối với họ vì chỉ cần sơ suất là các phi hành gia có thể bị trôi dạt ra ngoài không gian vô tận mãi mãi. Đây chính là lý do khiến cơ quan không gian Nga đã công bố kế hoạch sử dụng những robot có ngoại giống hệt người – humanoid – thay thế vị trí của các phi hành gia trong những phi vụ bước ra ngoài không gian vũ trụ đầy nguy hiểm này.

Kế hoạch này được đích thân phó tổng thống Dmitry Rogozin thông báo trước giới truyền thông. Ông Dmitry Rogozin cho biết: “Chúng tôi đang làm hết sức mình để tạo ra những robot toàn diện đủ sức trở thành một thành viên không thể thiếu của phi hành đoàn Nga trên ISS. Những humanoid với khả năng nhìn như con người và một trí thông minh nhân tạo siêu việt sẽ không còn là chuyện cổ tích trong tương lai”.

Hiện tại, các nhà khoa học Nga đang thử nghiệm 2 loại robot khác nhau được thiết kế để phù hợp với nhiệm vụ này. Đầu tiên là robot nửa thân trên được điều khiển bởi các phi hành gia có khả năng bắt chước mọi hành động của con người, nó cũng được trang bị một hệ thống camera giúp người điểu khiển nhìn thấy những gì đang diễn ra tại khu vực tác nghiệp. Ngoài ra, loại robot humanoid cũng có thể vận hành theo 2 cách: điều khiển bởi người hoặc tự hoạt động dựa trên mệnh lệnh của một trí thông minh nhân tạo. Cả 2 loại robot đều có thể tác nghiệp ngoài không gian mà không gặp hư hại gì từ môi trường này. Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học Nga là sử dụng một AI có sẵn để các robot tự làm việc mà không cần sự can thiệp của con người.

Trong điều kiện thử nghiệm, các robot này đã chứng minh sự vượt trội của mình đối với những người mà chúng sẽ thay thế. Khỏe hơn, hoạt động liên tục với độ chính xác cao mà không buồn ngủ hay bị xao nhãng – đây chính là những đặc điểm phù hợp với những công việc bảo tri, sửa chữa bên ngoài không gian vũ trụ. Hiện tại, hầu hết những nhiệm vụ bên ngoài không gian của các phi hành gia đa phần là mang tính chất đơn giản và các nhà khoa học hy vọng robot có thể thay đổi tình trạng này.

Robot thay thế phi hành gia của Nga.

Thực tế, Nga không phải quốc gia duy nhất quan tâm đến vấn đề này vì NASA đang phát triển một cỗ máy có hình dạng con người thay thế các phi hành gia mang tên Robonaut, thậm chí một mẫu robot hình hộp có tên Astrobee cũng sẽ được ra mắt trong tương lai gần. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã công bố một dạng robot trông không khác gì những bộ giáp của Iron Man.

Tham khảo ScienceAlert

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Đau hạ sườn phải cảnh bảo bệnh lý về gan

Mạn sườn phải (hạ sườn) là vùng bụng dưới bờ sườn cũng chính là vị…

13 hours ago

5 nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá trong mùa thu đông

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…

2 days ago

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…

2 days ago

Bơi môn thể thao khắc tinh phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…

2 days ago

Hơi thở có mùi quả thối cảnh báo bệnh về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…

2 days ago

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

4 days ago