Đông y

Tác dụng của rau răm và những lưu ý khi sử dụng

Rau răm là loại rau gia vị quen thuộc của người dân Việt Nam, cũng là vị thuốc được Đông y sử dụng để trị bệnh. Tuy nhiên ăn rau răm cũng có những tác dụng phụ nên người sử dụng cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe.

Đặc tính nổi bật của rau răm

Rau răm dễ trồng, thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe.

Rau răm không bị hái lá thường xuyên có thể ra hoa, kết quả. Hoa quả của rau răm cũng dùng để làm thuốc được. Khi dùng làm dược liệu, người ta thường lấy loại rau răm thân đỏ hơi ngả tím chứ không lấy loại thân trắng.

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Công dụng chữa bệnh của rau răm trong đông y

Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém

Phương pháp: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào bụng, tập trung vào vùng rốn.

Cảm cúm

Phương pháp: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Ngoài ra có thể phối hợp rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.

Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày

– Chữa rắn cắn: Rau rắm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).

– Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau 2 lần/ngày. Lưu ý giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm.

Những lưu ý khi sử dụng rau răm

Các chuyên gia lý giải khi ăn hột vịt lộn cần phải có rau răm làm gia vị cùng với mấy lát gừng và muối tiêu vì dựa theo cân bằng Âm – Dương của thiên nhiên để món ăn hoàn hảo hơn.

Nguyên nhân do trứng vịt lộn tính hàn và đại bổ dưỡng. Rau răm gừng và tiêu làm cho thức ăn ấm lại, chống lạnh bụng, đầy hơi và chậm tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai, đang kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm

Theo các bác sĩ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Vì vậy cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết. Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai. Đặc biệt, những người máu nóng, ốm gầy không nên ăn rau răm.

Theo Soha.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago