Caffein có ảnh hưởng gì đến cơ thể nói chung và tác động như thế nào trong thai kỳ?
Caffein là một chất kích thích làm tăng cường sự tỉnh táo. Caffein làm tăng nhẹ huyết áp, nhịp tim và lượng nước tiểu. Phụ nữ có thai có thể đặc biệt nhạy cảm với caffein hơn những người khác vì thời gian đào thải ra khỏi cơ thể lâu hơn. Caffein có thể làm cho một số người bồn chồn, khó tiêu hoặc khó ngủ.Trong thai kỳ, caffein qua nhau thai và đến bào thai, có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai và gây hại cho bào thai.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy có sự gia tăng tần số dị tật thai nếu dùng lượng caffeine đặc biệt cao (mức mà một người bình thường ít khi dùng, 15-25 tách/ngày). Tuy nhiên, khả năng gây quái thai ở người chưa được ghi nhận. Có ý kiến cho rằng nếu uống caffeine nhiều (> 300mg/ngày; 3-4 tách/ngày) có liên quan với sự gia tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên và tình trạng chậm phát triển của thai nhi tuy nhiên cho đến nay các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của caffein đến sẩy thai hay các biến chứng khác ở thai kỳ vẫn còn mâu thuẫn, chưa được chứng minh rõ ràng.
Khi đánh giá mức độ tiêu thụ caffeine, cần phải hỏi bệnh nhân về số lượng tiêu thụ caffeine, cũng như chocolate, trà và các thức uống chứa carbonate.
Mức tiêu thụ caffeine tối đa được khuyên trong thai kỳ?
Hiện không có một khuyến cáo chuẩn mực nào vé mức độ tiêu thụ caffeine trong thai kỳ. Thường khuyên thai phụ không uống quá 300mg/ngày. Đối với phụ nữ có tiền căn sẩy thai tự nhiên tái lại nhiều lần, lượng tiêu thụ không nên uống quá 150mg/ngày (1-2 tách cà phê/ ngày) trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất.
Tổng hợp
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…