Categories: Tin tức

Sự thật thú vị về ‘bộ não thứ hai’ của cơ thể

Ruột chứa hơn 100 triệu nơron thần kinh, làm việc ngay cả khi không liên hệ được với não bộ và tủy sống.

Nhiều thông tin thú vị về “bộ não thứ 2″ được các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo “Hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe con người: Hiện tại – Tương lai” vừa qua tại TP HCM. Theo Phó giáo sư Bùi Hữu Hoàng – Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, não bộ và một phần biểu mô đường tiêu hóa có cùng bản chất mô học. Trong thời kỳ phát triển phôi thai, một phần biểu mô đường tiêu hóa trở thành hệ thần kinh trung ương (CNS), trong khi phần còn lại phát triển thành hệ thần kinh ruột (ENS). Vì vậy, ruột còn được gọi là “bộ não thứ hai”.

Đường tiêu hóa có liên kết chặt chẽ với não bộ, nên các nhà khoa học dùng cụm từ “Trục não – ruột” khi đề cập đến mối quan hệ của hai cơ quan này. Não bộ tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột. Ngược lại, hệ vi sinh đường ruột cũng có ảnh hưởng đến vùng cảm xúc và hành vi ở não bộ.

Phó giáo sư Bùi Hữu Hoàng trình bày chủ đề “Quan niệm mới về trục não – ruột” tại hội thảo ngày 18/6.

Phó giáo sư Hoàng cho biết, các vi khuẩn hiện diện sớm trong ruột giúp định hình và điều hòa cảm xúc. Các nhà khoa học đã ghi nhận, nồng độ hormone hạnh phúc serotonin ở não được điều hòa bởi số lượng vi khuẩn tại ruột trong giai đoạn đầu đời. Chức năng của não cũng phụ thuộc vào số lượng và thành phần vi khuẩn trong giai đoạn phát triển.

Trạng thái cân bằng lý tưởng của đường ruột gồm 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Khi hệ tiêu hóa rối loạn (do chế độ ăn, nhiễm trùng, kháng sinh…), chức năng não và sức khỏe tâm thần có thể chịu tác động tiêu cực. Tình trạng sa sút tinh thần, bệnh Parkinson ở người lớn; trầm cảm, tự kỷ ở trẻ em… đều có liên quan đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Các chuyên gia tiêu hóa chia sẻ thông tin khoa học về “bộ não thứ 2”.

Để tăng cường sức khỏe đường ruột, chuyên gia khuyên nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tránh tiếp xúc với hại khuẩn. Một số thực phẩm tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa gồm sữa chua, khoai lang, các loại ngũ cốc, chuối…

Ngoài ra, có thể sử dụng men vi sinh (probiotics) nhằm cải thiện và hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Probiotics chứa bào tử Bacillus clausii được sử dụng để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ điều trị loạn khuẩn ruột. Ngoài ra, men vi sinh còn giúp phòng ngừa một số bệnh lý như lo âu, trầm cảm…

An San

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

11 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

12 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

3 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

3 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

3 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

6 days ago