Suốt 5 ngày ở bệnh viện, Trần Thu Huyền thấy ‘rất cảm động’ vì được y bác sĩ chăm sóc và phục vụ rất chu chu đáo và tận tình.
Gần hai tuần kể từ ngày vượt cạn tại bệnh viện sản của Nhật, Thu Huyền vẫn nhớ như in trải nghiệm được miêu tả là rất tuyệt vời ở đây. Cách chăm sóc, thái độ phục vụ của y bác sĩ và cơ sở vật chất khiến cô “không muốn xuất viện”.
Hiện tại, mẹ con Huyền đã về nhà và được cả bà nội, bà ngoại từ Việt Nam sang chăm sóc. Sức khỏe hai mẹ con đã ổn định và sẽ được tái khám sau hai tuần.
Ông xã Huyền sang Nhật làm việc đã lâu và mới đoàn tụ cùng vợ con được gần ba năm nay. Sau khi mang bầu con thứ hai, Huyền quyết định sinh bé tại Nhật và đón mẹ đẻ, mẹ chồng sang sum vầy. Em bé thứ hai của vợ chồng Huyền sinh thường tại một bệnh viện sản ở thành phố Yaita, tỉnh Tochigi, hôm 18/11. Lần thứ hai vượt cạn, Huyền ấn tượng với nơi cô sinh và cảm thấy thoải mái như đang đi nghỉ dưỡng.
“Tôi không bao giờ tưởng tưởng được phòng bệnh viện lại gọn gàng, sạch sẽ đến vậy. Lúc nhập viện, tôi được họ chuẩn bị sẵn ipad để truy cập mạng và một túi sách có áo choàng, đai nịt bụng cho mẹ, dụng cụ vệ sinh rốn cho bé, băng vệ sinh cùng hộp gỗ lim cất cuống rốn. Phòng tôi nằm còn có nhà tắm ‘như cung điện’”, Huyền kể.
Ông xã Huyền được phép vào phòng sinh chứng kiến vợ vượt cạn. Huyền cũng được hai bác sĩ và hai y tá kề bên động viên, hướng dẫn cách thở. Ngay khi bé Yumi chào đời, y tá cho bé da tiếp da ngay với mẹ. Sau sinh, Huyền được chuyển về phòng nghỉ ngơi còn em bé đã có các y tá chăm sóc. Bé sẽ về với mẹ khi tới cữ bú. Đến giờ tắm bé, y tá sẽ hướng dẫn và bố sẽ là người đầu tiên làm việc này.
“Ở đây đặc biệt khuyến khích sinh thường để tốt cho mẹ và bé. Sau sinh, sản phụ được cho ăn uống khoa học, đủ chất và không kiêng cữ”, Huyền cho hay.
Theo Huyền, các sản phụ được ăn nhiều món. Mỗi suất ăn chỉ phục vụ một chút trong bát nhưng đa dạng nguyên liệu.
Ngoài đồ ăn, nước uống cũng được thay đổi theo từng bữa như trà, cà phê, nước đậu đen.
Thực đơn trong ngày gồm ba bữa chính và một bữa phụ lúc 15h. Món ăn trong từng bữa không hề lặp lại để sản phụ luôn cảm thấy ngon miệng.
Sau 5 hôm ở viện, sản phụ được phát một tờ thăm dò ý kiến xem món nào ngon hay không ngon.
“Trong mỗi suất ăn, cơm rất ít nhưng thức ăn lại nhiều. Các món này đã đầy đủ dinh dưỡng và lượng calo cần thiết cho phụ nữ sau sinh. Bữa nào tôi cũng no căng bụng”, Huyền nói.
Huyền tiết lộ, chi phí một ca sinh thường hết 100 triệu đồng nhưng cô chỉ phải chi trả khoảng 16 triệu đồng do đã được hỗ trợ phần còn lại.
Một suất cơm Huyền được phục vụ trong thời gian lưu lại bệnh viện.
Hàng triệu người Việt đang chết dần chỉ vì dùng thứ này hàng ngày mà không biết tác hại đằng sau
Theo ngoisao
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…