Categories: Sức khoẻ

Sai lầm nghiêm trọng khi ăn nội tạng khiến bạn bị bệnh

Còn ăn nội tạng theo cách này nữa thì kiểu gì cũng rước bệnh vào người đấy bạn.

Nội tạng động vật bao gồm ruột và cơ quan nội tạng của động
vật, chứa chất béo bão hòa & lượng cholesterol cao, lượng muối vô cơ
hay vitamin phong phú. Tuy nhiên, thực phẩm này lại tiềm ẩn nhiều nguy
cơ gây bệnh.

Dưới đây là một số những sai lầm cơ bản dẫn đến nguy cơ mắc bệnh từ nội tạng động vật.

Nội tạng không rõ nguồn gốc

Không ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.

Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng lây bệnh
sang người. Cụ thể nếu ăn óc bò không rõ nguồn gốc, mô hệ thống thần
kinh có thể bị truyền bệnh não xốp bò “bệnh bò điên”. Hay khi ăn gan
động vật chăn nuôi không vệ sinh, nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm
Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn,
trong máu, lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi
khuẩn, khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua,
cháo lòng … chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm
nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Ăn quá nhiều

Dù có yêu thích nội tạng động vật đến
đâu cũng chỉ nên ăn vừa phải. Với người bình thường chỉ nên ăn tối đa từ
2 – 3 lần trong 1 tuần, mỗi lần đối với người lớn từ 50 – 70g/ 1 bữa,
còn với trẻ nhỏ mỗi lần chỉ dùng từ 30 – 50g/ 1 lần.

Quan niệm sai lầm

Quan niệm “ăn óc bổ óc” là không đúng vì
không có cơ sở khoa học. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ
bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao,
chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng
ngày.

Một số lưu ý ăn nội tạng động vật

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình khi ăn nội tạng động vật, bạn cần phải có những chú ý kỹ lưỡng.

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia
đình khi ăn nội tạng động vật, bạn cần phải có những chú ý kỹ lưỡng. Cụ
thể là, chỉ ăn nội tạng động vật có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc mua ở
những cơ sở uy tín. Khi mua về cần phải chế biến đảm bảo vệ sinh rồi
nấu chín, kỹ. Để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không bị ô
nhiễm hoặc có thể lây nhiễm từ các thực phẩm bẩn khác sang. Thực phẩm đã
được chế biến chin và thực phẩm còn sống cần phải để riêng biệt.

Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc
gia, bạn vẫn có thể ăn nội tạng động vật nhưng chỉ ăn ở mức độ vừa phải.
Cụ thể là người trẻ tuổi nên dừng lại ở mức 2 – 3 lần/tuần, (khoảng 50 –
70g/lần); trẻ em chỉ nên ăn 2 lần/tuần (khoảng 30 – 50g/lần).

Đối với những người già, người thừa cân,
béo phì, rối loạn mỡ máu hoặc mắc các bệnh tim mạch thì nên hạn chế và
tốt nhất là không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật vì
hàm lượng cholesterol ở trong những thực phẩm này rất cao.

Theo Khoevadep

Nguồn: TTOnline

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

7 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago