Categories: Mẹ và bé

Sai lầm của bố mẹ ngày rét đậm khiến trẻ nhập viện

Nhiều bố mẹ giữ ấm con quá mức khiến trẻ bị nóng bức, chảy mồ hôi phía lưng, ngực. Lúc này nước dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp.

Đại tá – bác sĩ Phạm Văn Tiến – Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103 cho hay, trời rét đậm, rét hại khiến nhiều trẻ mắc bệnh, chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Bên cạnh đó, số bệnh nhi bị sốt xuất huyết cũng tăng cao.

Còn theo bác sĩ CKI Trần Thị Hoa – Phòng khám Nhi – Bệnh viện Nhi trung ương, viêm phổi là một bệnh lý nặng nhất và có xu hướng tăng mạnh trong mấy ngày gần đây do thời tiết chuyển sang rét đậm.

Tương tự, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay, từ hôm trời rét đậm, số bệnh nhân vào khoa Nhi tăng khoảng 10%. Phần lớn trẻ em bị viêm đường hô hấp trên, cảm lạnh, sốt cao và tiêu chảy phải nhập viện. Trong đó, có tới một nửa là các bệnh nhi bị viêm đường hô hấp, sốt cao và có biến chứng viêm phổi.

“Khi thời tiết quá lạnh, niêm mạc mũi – họng không thể sưởi ấm đủ cho luồng không khí như lúc bình thường, không khí hít vào có nhiệt độ thấp làm hệ thống hô hấp hoạt động kém và dễ gây các bệnh mũi – họng, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi.

Ở trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể cũng hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng phân tích.

Sai lầm của bố mẹ

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi trời lạnh nên hạn chế tối đa việc cho trẻ ra ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, cần hết sức chú ý, cho mặc ấm, tránh gió thổi trực tiếp vào người. Ở trong nhà, cũng cần đóng kín các cửa, khe hở, tránh gió lùa.

Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giữ ấm quá mức khiến trẻ bị nóng bức, chảy mồ hôi phía lưng, ngực. Lúc này nước dễ thấm ngược vào cơ thể gây viêm đường hô hấp. Đây là một sai lầm rất phổ biến của nhiều bố mẹ.

Bên cạnh đó, việc để điều hòa nhiệt độ chênh lệch giữa trong và ngoài nhà quá cao sẽ khiến trẻ bị sốc nhiệt. Theo đó, bác sĩ khuyến nghị chỉ nên để nhiệt độ khoảng từ 22- 25 độ C.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo, nếu bé có biểu hiện ho, khò khè, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú thì cần được đưa nhập viện ngay. Không ít phụ huynh chủ quan để trẻ ở nhà 2-3 ngày, khi vào viện thì đã viêm phổi.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên sử dụng than đá, than củi để sưởi ấm cho trẻ, vì hơi than tỏa ra rất độc dẫn tới ngộ độc khí.

Hà Quyên
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

14 hours ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

1 day ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

1 day ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột và trí thông minh

Hệ vi sinh đường ruột đảm nhiệm vai trò quan trọng trong cuộc sống của…

1 day ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh lý của cơ thể

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

2 days ago