Categories: P

PRIMPERAN

Thuốc chữa các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột và điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

SANOFI SYNTHELABO VIETNAM

viên nén dễ bẻ 10 mg: hộp 40 viên – Bảng B.

dung dịch tiêm bắp, tĩnh mạch 10 mg/2 ml: ống 2 ml, hộp 12 ống – Bảng B.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên   Métoclopramide chlorhydrate khan   10 mg  

cho 1 ống    Métoclopramide chlorhydrate khan   10 mg

DƯỢC LỰC

Kích thích sự vận động đường tiêu hóa.

Métoclopramide: thuốc an thần kinh có tác động đối kháng với dopamine, ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn do ức chế các thụ thể dopaminergic.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu: trường hợp dùng bằng đường uống, m toclopramide được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng của thuốc vào khoảng 50% đối với dạng viên.

Chuyển hóa: metoclopramide ít được chuyển hóa.

Phân phối: metoclopramide được phân phối rộng đến các mô. Thể tích phân phối từ 2,2 đến 3,4 l/kg. Thuốc ít gắn với protéine huyết tương. Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ.

Bài tiết: métoclopramide chủ yếu được đào thải qua nước tiểu dưới dạng tự do hay sulfonyl-liên hợp. Thời gian bán hủy đào thải từ 5 đến 6 giờ và tăng trong trường hợp bệnh nhân bị suy gan hay suy thận.

CHỈ ĐỊNH

Các biểu hiện khó tiêu do rối loạn nhu động ruột.

Điều trị triệu chứng buồn nôn và ói mửa.

Chuẩn bị cho một vài xét nghiệm đường tiêu hóa (dạng tiêm).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Trong trường hợp mà sự kích thích vận động dạ dày – ruột có khả năng gây nguy hiểm: xuất huyết dạ dày – ruột, tắc ruột cơ năng hay thủng đường tiêu hóa.

Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động muộn do thuốc an thần kinh hay do métoclopramide.

Đối tượng được biết rõ hoặc nghi ngờ bị u tế bào ưa crôm (nguy cơ gây cơn kịch phát cao huyết áp).

Tiền căn viêm hoặc chảy máu trực tràng.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Người lớn:

Đường uống: 1/2-1 viên 10 mg, 3 lần/ngày trước các bữa ăn, cách khoảng ít nhất 6 giờ giữa các lần uống.

Đường tiêm: 1 mũi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, có thể lặp lại nếu cần thiết, 2-10 mg/kg/24 giờ.

Trẻ em:

Đường uống: trẻ em với cân nặng > 20 kg, 4 mg/kg/ngày (1 viên 10 mg/20 kg/ngày) chia làm 4 lần.

Suy thận nặng: giảm liều.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chú ý đề phòng:

Các tác dụng ngoại ý trên thần kinh (hội chứng ngoại tháp) có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ em và thanh niên (xem phần Tác dụng ngoại ý).

Trường hợp bị nôn thuốc một phần hoặc toàn bộ, vẫn giữ khoảng cách liều trước khi dùng trở lại.

Trường hợp nôn mửa nhiều, phải ngừa nguy cơ mất nước. Bù nước thường bằng đường uống với dung dịch “đường-muối” và cho uống nhiều lần, mỗi lần một ít.

Thận trọng lúc dùng:

Không nên chỉ định thuốc này cho bệnh nhân động kinh (có thể gia tăng tần số và cường độ của cơn động kinh).

Nên giảm liều ở người suy gan, suy thận.

Lưu ý các đối tượng điều khiển phương tiện giao thông và máy móc về khả năng bị ngủ gật khi dùng thuốc.

LÚC CÓ THAI

Ở loài vật: không có tác dụng sinh quái thai.

Ở người: cho đến nay không thấy có tác dụng sinh quái thai ở liều thông thường.

LÚC NUÔI CON BÚ

Vẫn có thể cho con bú nếu chỉ dùng thuốc có tính tạm thời (ví dụ như để chống nôn sau phẫu thuật César) với điều kiện là trẻ phải sinh đủ tháng và có sức khỏe tốt. Trường hợp trẻ sinh thiếu tháng hay dùng thuốc liều cao hay kéo dài thì không nên cho con bú.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Chống chỉ định phối hợp:

– Levodopa: do có đối kháng tương tranh giữa lévodopa và thuốc an thần kinh.

Không nên phối hợp:

– Alcool: rượu làm tăng tác dụng an thần của thuốc an thần kinh. Việc giảm sự tập trung có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay điều khiển máy móc. Tránh uống rượu và các thuốc có chứa rượu.

Lưu  khi phối hợp:

– Thuốc cao huyết áp: tăng tác dụng hạ huyết áp và có thể gây hạ huyết áp tư thế (do hiệp đồng tác dụng).

– Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác: thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc kháng histamine H1 có tác dụng an thần, barbiturate, thuốc an thần giải lo âu, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone: tăng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây hậu quả xấu, nhất là khi phải lái xe hay điều khiển máy móc.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Ngủ gật, mệt mỏi, chóng mặt, hiếm khi nhức đầu, mất ngủ, tiêu chảy, hạ huyết áp, chảy mồ hôi vừa.

Các triệu chứng ngoại tháp thường hết khi ngưng điều trị.

Rối loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài.

Tác dụng nội tiết: tăng prolactine máu, vô kinh, tăng tiết sữa, vú to ở đàn ông.

Vài trường hợp gây methémoglobine huyết ở trẻ sơ sinh.

QUÁ LIỀU

Không gây tử vong trong các trường hợp sử dụng liều quá cao hay với mục đích tự tử. Một số rối loạn nhận thức trung bình và hội chứng ngoại tháp được ghi nhận.

Cấp cứu:

Trường hợp hội chứng ngoại tháp có liên quan hoặc không có liên quan đến quá liều, việc điều trị chỉ giới hạn ở điều trị triệu chứng. Ở trẻ em, khuyến cáo dùng benzodiazepine.

Trường hợp bị methemoglobine, truyền chậm dung dịch xanh methylene liều 1 mg/kg được ghi nhận là có hiệu quả.

Nguồn. Thuốc, biệt dược

Bùi My

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago