Truyền nhiễm

Phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành

Bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành nếu không được chăm sóc và xử trí tốt có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, biến chứng tim mạch gồm viêm cơ tim, phù phổi cấp, suy tim, trụy tim mạch…Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, không lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của các bác sỹ.

Bệnh tay chân miệng hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh nên việc điều trị tập trung ở việc phát hiện, điều trị đúng và phòng ngừa lây nhiễm. Đối với người trưởng thành bệnh tay chân miệng gây ngứa nhiều hơn nên có thể dùng kem bôi hoặc thuốc chống dị ứng khi bị ngứa. Đối với các vết mụn nước, phát ban, đặc biệt là vết loét cần được sát khuẩn để hạn chế quá trình loét và bội nhiễm vết loét bằng các dung dịch sát khuẩn như xanh Methylen 1%, gel bôi miệng… Quá trình điều trị tại nhà nếu bệnh nhân sốt trên 38°C có thể uống Paracetamol. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng kháng sinh hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì thuốc kháng sinh không hiệu quả cho bệnh nhiễm virus này.

Các bác sỹ khuyến cáo quá trình tắm rửa hàng ngày cần sử dụng nước ấm, có thể hòa loãng các dung dịch sát khuẩn vào nước để tắm, tránh cọ rửa, chà xát các vết mụn nước gây vỡ. Tắm xong dùng Xanh Methylen hoặc dung dịch Betadine để chấm lên các nốt phỏng nước. Ngoài ra cần lưu ý quần áo nên chọn loại vải mềm, rộng, thấm hút mồ hôi. Chế độ ăn cần đủ chất, tránh ăn đồ chua, thức ăn mặn hoặc cay, hạn chế đồ ăn cần nhai nhiều mục đích giúp các vết loét trong miệng không bị tổn thương. Khuyến cáo ăn thức ăn mềm nhẹ trong 3 đến 5 ngày như cháo, mỳ, miến… uống nhiều nước tuy nhiên không uống đồ nóng và súc miệng bằng nước sạch sau mỗi bữa ăn.

Theo các chuyên gia người trưởng thành khi mắc bệnh tay chân miệng cần chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và cộng đồng như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết mụn nước hoặc vết loét. Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn có chứa Chlorine gồm dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn hoặc ghế, sàn nhà… Thực hiện ăn chín uống sôi, không sử dụng chung các đồ dùng ăn uống, tránh tiếp xúc gần gũi như ôm, hôn với những thành viên trong gia đình đặc biệt là các cháu nhỏ để hạn chế lây nhiễm bệnh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Những nguyên tắc giúp phòng tránh bệnh truyền nhiễm

Giải pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng vào mùa

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng và triệu chứng đặc trưng

Hậu sởi và những biến chứng nguy hiểm

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Thói quen dùng mì chính gây lãng phí, dễ sản sinh độc tố

Mì chính là gia vị quen thuộc giúp món ăn trở nên ngon miệng hơn…

4 days ago

Mãng cầu xiêm loại trái cây ngừa ung thư, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Mãng cầu xiêm chứa nhiều chất dinh dưỡng khi tiêu thụ thường xuyên không chỉ…

5 days ago

Đặc điểm bệnh tay chân miệng ở người trưởng thành

Bệnh về tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ do trẻ chưa có ý…

5 days ago

Top 5 loại quả xanh hỗ trợ giảm cân nhanh, thải độc tự nhiên

Những loại quả xanh quen thuộc nhưng có khả năng hỗ trợ cơ thể giảm…

6 days ago

Bật mí thực phẩm giàu progesterone rất tốt cho phụ nữ

Để trẻ lâu, cơ thể khỏe mạnh các chị em phụ nữ hãy thường xuyên…

6 days ago

Bí quyết dưỡng da từ vỏ xoài rất đơn giản

Vỏ xoài được biết đến là một trong những nguyên liệu thiên nhiên chứa nhiều…

7 days ago