Categories: Vợ chồng

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ có nên tập yoga không?

Yoga là một trong những bài tập rất tốt cho sức khỏe của con người, vậy nhưng đến độ tuổi nào thì nên tập yoga. Vậy nhưng phụ nữ mang mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ có nên tập yoga không? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ có nên tập yoga không?

Lợi ích của tập yoga về mặt tinh thần

Yoga nhấn mạnh vào việc hít thở kết hợp với các động tác liên tục sao cho ăn ý chính vì vậy tập Yoga là một cách giúp mẹ bầu thư thái đầu óc, quên đi  những lo âu buồn phiền của công việc, giảm stress trong cuộc sống.

Nhờ tập Yoga  mà  người mẹ sẽ có tinh thần thoải mái điều này rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của thai nhi, tránh được nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tâm lý và nâng cao trí tuệ cho em bé trong bụng.


Điều này không chỉ có lợi cho người mẹ khi mang thai mà còn rất có ích sau khi sinh con, vì Yoga giúp bạn điều chế được cảm xúc, tiết chế được những mệt mỏi, nóng giận rất cần thiết khi bạn bước vào thời kỳ chăm con nhỏ.

Hiện nay các lớp Yoga dành cho bà bầu ngày càng mở ra nhiều, các bài tập phù hợp với từng thời kỳ mang thai của mẹ bầu vì vậy các mẹ có thể yên tâm là hoàn toàn không có hại gì cho em bé của bạn.

Những bài tập yoga tốt cho người mang bầu trong 3 tháng cuối

Bài tập 1: Tư thế tam giác

Tư thế tam giác giúp cải thiện thần kinh cột sống và các cơ quan vùng bụng như là tiêu hoá và bài tiết, tăng cường độ mềm dẻo của hông, cột sống và các chi dưới, kích thích tuần hoàn máu. Thực hiện:

+ Ðứng thẳng, hai chân dạng ra thoải mái tạo thành góc 45 độ.

+ Hít vào, nghiêng người qua bên trái đồng thời đưa tay phải giơ cao theo hướng thẳng đứng.

+ Tay trái duỗi thẳng, đặt lên chân hoặc vuôn góc với sàn nếu có thể.

+ Thở ra. Hít vào, trở về thế đứng thẳng. Làm ngược lại về phía phải.

Bài tập 2: Tư thế chiến binh trong yoga

Giúp căng cơ hông, đùi trong, ngực; củng cố cơ 4 đầu, vùng bụng và vai.

+ Từ tư thế đứng, bước chân sang bên phải khoảng 10cm, xoay ngang bàn chân.

+ Chân bên trái xoay đi khoảng 30 độ.

+ Nâng hai tay lên ngang bằng vai, song song với mặt sàn, lòng bàn tay úp xuống. Chân phải gập lại vuông góc với mặt sàn.

+ Giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở. Sau đó, duỗi thẳng chân phải ra, và lặp lại động tác với chân trái.

Bài tập 3: Tư thế cây cầu

Tư thế cây cầu giúp căng phần cơ thể phía trước; củng cố gần kheo và cơ mông, đồng thời còn hỗ trợ mở căng lồng ngực, duy trì hơi thở sâu, tái tạo năng lượng cho cơ thể.

+ Nằm ngửa, đầu gối gập cong và lòng bàn chân đặt trên sàn.

+ Ngón chân quay thẳng vào tường trước mặt. Đặt thẳng cánh tay dọc theo hai bên thân, lòng bàn tay úp xuống.

+ Nhẹ nhàng đẩy hông lên cao, phần thân trước dần dần căng ra theo từng nhịp thở. Giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở. Lặp lại động tác này 3 lần.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

1 week ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago