Thoái hóa khớp có sự liên quan chặt chẽ giữa đến tuổi tác. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp có thể dẫn đến tàn phế hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh
Thoái hóa khớp có sự liên quan chặt chẽ giữa đến tuổi tác. Người ta thường coi thoái hóa khớp là bệnh lý do hậu quả của quá trình tích tuổi và sự chịu lực tác động thường xuyên lên khớp. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp có thể dẫn đến tàn phế hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân thường bị thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, ngón tay… Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.
– Từ 15 – 44 tuổi: 5% người bị thoái hóa khớp
– Từ 45 – 64 tuổi: 25 – 30% người bị thoái hóa khớp
– Trên 65 tuổi: 60 – 90% người bị thoái hóa khớp.
Phòng bệnh và điều trị thoái hóa khớp
I. Phòng bệnh
Trong cuộc sống hàng ngày
– Tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.
– Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang vác, đẩy, xách, nâng…
– Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.
– Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.
– Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong). Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.
II. Điều trị
Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các tác động cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.
Các phương pháp điều trị
– Nội khoa:
+ Dùng các thuốc giảm đau – chống viêm
+ Các phương pháp không dùng thuốc:
. Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa
. Điều trị bằng tay: xoa bóp – kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động
. Điều trị bằng nước khoáng.
. Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình
– Điều trị ngoại khoa
. Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.
. Điều trị thoái vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoái vị.
– Phác đồ điều trị thoái hóa khớp bằng YHCT:
Bất cứ người bệnh được chẩn đoán thoái hóa khớp xương ở giai đoạn nào cũng nên áp dụng từng bước lần lượt từ thấp đến cao dần theo phác đồ, dù bệnh đã lâu và đã được can thiệp bằng nhiều phương pháp điều trị trước, cũng không nên áp dụng nhảy vọt vào ngay các công đoạn sau
Đối với thoái hóa khớp gối:
Bắt đầu điều trị: Tạm gọi là bước 1
– Hướng dẫn người bệnh biết cách bảo vệ khớp: Khớp gối là một trong những khớp lớn chịu lực cho hoạt động của khối nặng cơ thể, cần phải hỗ trợ và bảo vệ khi vận động đi lại hằng ngà y.
+ Dùng băng thun quấn ngang diện khớp khi phải đi và đứng lâu
+ Xoa nhẹ phần đùi trên khớp và phần cẳng chân dưới khớp khi ngồi và khi nằm giúp tăng cường tuần hoàn đến khớp.
– Dùng miếng lót đệm trong giày bên khớp đau
– Đi gậy: Khuyên dùng gậy giúp lực khi đi lại trong trường hợp đau nhiều hay đã có tràn dịch khớp.
– Tập luyện:
@ Tập vận động tầm khớp gối: vận động nhẹ, chậm theo góc gập và duỗi khớp gối, cố tăng từ từ để làm giảm dần giới hạn khớp do đau.
@ Tập cho sự linh hoạt của khớp: tư thế nằm, cử động khớp theo tầm co, duỗi, và xoay, nhưng động tác nhanh hơn vận động tầm.
– Giảm cân (nếu có béo phì), theo chế độ ăn uống đúng mực.
– Châm cứu: On châm tại chỗ và vùng lân cận, châm bổ Quan nguyên, Khí hải, Tam âm giao.
– Chưa sử dụng thuốc
Bước 2 (sau 4 tuần điều trị của bước 1):
Nếu áp dụng theo liệu pháp 1 đạt hiệu quả tốt, người bệnh giảm đau, giảm giới hạn vận động, tiếp tục dùng thêm 4 tuần và sau đó rút dần các phương pháp tác động: như ngừng châm cứu, ngừng quấn băng, và tei61p tục các biện pháp còn lại cho tới khi ổn định hoặc mức độ chấp nhận được.
Nếu biện pháp trên không hiệu quả, vẫn đau nhiều khi vận động, tiếp tục bước 2:
– Dùng tất cả như liệu pháp 1 và thêm:
– Dùng nhiệt: Chườm ấm quanh khớp đau
– Trường hợp có tràn dịch khớp gối: Quấn băng thun khi hoạt động, sinh hoạt, chỉ tháo ra khi nghỉ, ngủ…
– Thuốc dùng ngoài: Xoa bóp khớp đau bằng rượu thuốc
– Dùng thêm thuốc YHCT
Công thức 1: Lá lốt 20g, Dây đau xương 20g, Mắc cở 20g, sắc uống mỗi ngày hoặc tự sao tẩm thành dạng trà để tiện sử dụng mỗi ngày.
Công thức 2: Lá lốt 10g, Mắc cở 12g, Quế chi 8g, Thiên niên kiện 8g, Cỏ xước 12g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 10g, Hà thủ ô 12g, Sinh địa 18g. Dùng ở dạng thuốc sắc mỗi ngày một thang.
Bước 3 (tức sau 8 tuần)
– Nếu hiệu quả: tiếp tục dùng thêm 4 tuần và ngưng dần các tác động điều trị.
– Nếu không hiệu quả theo chiều hướng có giảm nhưng giảm không nhiều. Áp dụng liệu pháp 1, tăng cường xoa bóp bấm huyệt bằng rượu xoa bóp (Hoặc dầu salicylate).
Bó thuốc ngoài khớp sưng: Dùng các loại như dây đau xương, lá lốt tươi, gừng, lưỡi hổ… giã nát, sao lên với dấn – rượu, bó ngoài khớp sưng khi hỗn hợp còn nóng, nguội lấy ra sao cho nóng rồi lại bó tiếp, liên tục 1 tuần đến 10 ngày cho giảm sưng và giảm đau tại chỗ.
Dùng các công thức thuốc sau:
Công thức 1: Xuyên khung 8, Đương quy 8, Sinh địa hoặc Thục địa 30g, Xích thược 10, Đào nhân 6g, Hồng hoa 6g, Độc hoạt 12g, Tang ký sinh 8g, Quế chi 8g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 8g, Cam thảo 6g.
Bước 4 (sau 12 tuần kể từ lúc bắt đầu)
– Nếu hiệu quả: Tiếp tục dùng thêm 4 hoặc 8 tuần và ngưng dần các liệu pháp can thiệp.
– Nếu không hiệu quả: Phối hợp các phương pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc như bước 3, thêm 1 đến 2 loại kháng viêm giảm đau non – steroid của Tây Y. Nếu sau 2 tuần vẫn không hiệu quả, phối hợp điều trị ngoại khoa.
Đối với thoái hóa khớp cột sống thắt lưng:
Bước 1:
– Tập luyện: Tập các phương pháp dưỡng sinh như: vặn cột sống ngược chiều, động tác tam giác.
– Xoa bóp vùng thắt lưng với dầu hoặc rượu xoa, bấm day ấn huyệt trên điểm đau.
– Chườm muối nóng vào thắt lưng
– Châm cứu: Hoa đà giáp tích đoạn L2 – L5 – S1
Châm a thị huyệt: Có thể thêm các huyệt như Đại trường du, Mệnh môn, Dương quan.
– Thuốc: Có thể chưa dùng đến
– Chú ý các tư thế như ngồi, đứng lâu, cúi… khi làm việc,c ần tahy đổi hình thức mỗi giờ như vận động xoay, nghiêng, ưỡn v.v… tập nhẹ nhàng, thường xuyên để tránh cứng khớp
Bước 2: Sau 4 tuần
Nếu diễn biến tốt, tiếp tục liệu trình trên 4 tuần nữa và ngưng dần chườm muối, châm cứu vẫn duy trì tiếp tục tập vận động nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh và xoa bóp vùng lưng để tăng cường tuần hoàn khí huyết.
Nếu không tốt:
– Tập luyện – xoa bóp vùng lưng, chườm muối nóng và châm cứu như bước 1.
– Dùng thuốc:
Công thức: Độc hoạt 12g, Ngưu tất 12g, Phòng phong 12g, Đỗ trọng 12g, Quế chi 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 8g, Sinh địa 12g, Tần giao 8g, Bạch thược 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g.
Bước 3. Sau 8 tuần
Nếu diễn tiến tốt có thể tiếp tục điều trị 4 tuần nữa rồi ngưng dần thuốc, châm cứu… Nếu diễn tiến chưa tốt
– Tập luyện – xoa bóp như bước 2
– Châm cứu như bước 1 và 2, và có thể gia thêm
Châm bổ các huyệt dùng thắt lưng như Thận du, Đại trường du, mệnh môn, Chi thất, Bát liêu…
– Dùng thuốc:
Kháng viêm – giảm đau Non – Steroid
Thuốc YHCT: Thục địa, Hoài sơn, Đơn bì, Phục linh, Trạch tả, Sơn thù, Đỗ trọng, Quế chi, Đương quy, Xích thược.
Đối với thoái hóa cột sống cổ – lưng:
– Châm cứu: A thị huyệt
– Xoa bóp dùng các thủ thuật: day, ấn, lăn trên vùng cổ – lưng bị co cứng. Sau khi xoa bóp nên vận động ngay.
– Tập dưỡng sinh: Ưỡn cổ, Xem xa – xem gần, Xoay cổ
– Chườm ngoài: Dùng muối rang nóng chườm lên vùng đau.
Dùng cồn xoa bóp (Ô đầu sống, Quế, Đại hồi) chỉ xoa lên vùng đau, không được uống. Hoặc lá ngải cứu sao rượu đắp nóng tại chỗ; hoặc rang chườm nóng tại chỗ.
Dùng thuốc: Thiên ma, Khương hoạt, Độc hoạt, Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Quế chi, Cam thảo.
Đối với thoái hóa các khớp chi trên (khuỷu – cổ tay – bàn ngón tay, đốt tay…)
Đối với các khớp chi dưới (cổ chân, gót, ngón tay…)
– Châm cứu: Châm bổ các huyệt Quan nguyên, khí hải, Thận du, Tam âm giao, Ôn châm các huyệt tại các khớp đau và vùng lân cận khớp.
– Xoa bóp: Tập luyện thường xuyên các khớp, chống cứng khớp. Xoa bóp ác chi đau, giúp tăng tuần hoàn và dinh dưỡng như ác ngón tay bị cứng, hoặc tê đau tập vận động bóp trái banh, khớp cổ chân, bàn ngón chân đau ngâm chân trong nước muốinóng v.v…
– Dùng thuốc:
Công thức 1: Lá Iốt, Mắc cở, Dây đau xương, Hy thêm thảo, Quế chi, Thiên miên kiện, Cỏ xước, Hà thủ ô.
Công thức 2: Xuyên khung, Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Đào nhân, Hồng hoa, Phòng phong, Ý dĩ, Trương truật, Cam thảo.
Công thức 3: Độc hoạt 12g, Ngưu tất 12g, Phòng phong 12g, Đỗ trọng 12g, Quế chi 8g, Tang ký sinh 12g, Tế tân 8g, Sinh địa 12g, Tần giao 8g, Bạch thược 12g, Đương quy 8g, Cam thảo 6g, Đảng sâm 12g, Phục linh 12g (cho vùng chi dưới)
Công thức 4: Khương hoạt 8g, Phòng phong 8g, Khương hoàng 12g, Chích thảo 6g, Đương quy 8g, Xích thược 12g, Gừng 4g, Đại táo 12g, Hoàng kỳ 12g (cho vùng chi trên)
PGS.TS Nguyễn Thị Bay
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…