Tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS.
Cho đến nay, chúng ta mới chỉ huy động được 50% mức mà Chính phủ mong muốn có đến 80.000 người nghiện dùng Methadone. Tại sao các cơ sở cung ứng thuốc ARV lại không liên hệ phối hợp được để cung cấp chế độ BHYT cho người bệnh? “Phải chăng chúng ta còn hết sức lúng túng vì còn có người cho rằng các cơ sở này không có chức năng khám chữa bệnh? Bộ Y tế đã có những văn bản pháp lý tháo gỡ các về vấn đề này rồi cơ mà? Chúng ta đừng để các cơ sở cho uống ARV này chỉ là những cơ sở y tế thông thường. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng nhắc nhở chúng ta hãy phòng chống HIV hướng đến mục tiêu 100-100-100 chứ không phải chỉ là 90-90-90 và không chỉ phấn đấu đạt được mục tiêu này năm 2020 mà phải sớm hơn thế” – Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Tại Hội nghị này, còn có không ít ý kiến đầy “tâm tư” từ các vị lãnh đạo các Trung tâm phòng chống HIV/AIDS các địa phương. Họ “tâm tư” về việc ban hành Thông tư 51 của Bộ Y tế vào đầu năm 2016 vừa qua mà theo đó, sáp nhập các đầu mối phòng chống bệnh tật trên địa bàn huyện về một mối hoạt động theo mô hình Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh CDC của Mỹ. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng: Dù thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn phải thấy được năng lực của các giám đốc sở y tế và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc này. Chúng ta phân cấp triệt để và tinh giản triệt để cũng là để thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, để cung ứng dịch vụ sao cho thuận tiện nhất cho người dân. Ông đề nghị các địa phương trong lộ trình thực hiện Thông tư nói trên, nếu thấy cần thiết phải duy trì tiếp mô hình phòng chống HIV/AIDS độc lập phù hợp với đòi hỏi của tình hình thì cứ làm, chúng tôi không áp đặt.
Một vấn đề khác cũng được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh là làm sao để có thể đảm bảo các nguồn lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS. “Làm sao để xoá đi một tâm lý lo ngại rằng sắp tới các nguồn viện trợ quốc tế bị cắt giảm đáng kể, chúng ta biết lấy gì thay thế?”. Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, các nguồn tài chính thay thế đã được xác định mà chủ yếu là phải dựa vào nguồn chi từ quỹ BHYT. Muốn vậy, trong thời gian tới, chúng ta phải đẩy mạnh việc mua thẻ BHYT cho người nghiện. Trong trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc mua thẻ BHYT, Cục sẽ có những giải pháp hỗ trợ. Khả năng tăng nguồn ngân sách trung ương cho công tác này là hết sức khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Hiện mới chỉ có 43 tỉnh, thành phố báo cáo đã có phương án bảo đảm tài chính cho công tác này. Chính vì vậy, trách nhiệm cao cả là ở sự nỗ lực tại các địa phương để có thể đảm bảo sự phân bổ ngân sách cũng như huy động các nguồn kinh phí xã hội hoá cho công tác này đồng thời nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS của các cơ quan nhà nước và tổ chức cộng đồng cũng như mối người dân trong xã hội.
HIV/AIDS hiện vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Số tích lũy HIV+ tiếp tục tăng cao, trên 200 nghìn người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị thường xuyen, liên tục suốt đời. Trong khi đó, mỗi năm vẫn có thêm khoảng 12.000 người nhiễm mới HIV và từ 2.000-3.000 trường hợp tử vong do HIV/AIDS. Nhất định chúng ta không để ai phải giật mình khi nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế cạn kiệt – đó phải là mệnh lệnh từ mỗi trái tim của mỗi người trong toàn xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Trần Ngọc Kha
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…