Categories: Tin tức

Phòng chống bệnh không lây nhiễm

Đánh giá về tình trạng bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam tại Hội thảo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015 vừa diễn ra sáng ngày 8/9, tại Hà Nội, GS TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng “kép” về bệnh tật.

GSTS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo(Ảnh Trần Ngọc Kha).

Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh là do liên quan đến hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý, Thứ trưởng Long cho hay. Theo ông, sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh và quá tải bệnh viện. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng.

“Chính vì lý do trên, năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố “Bệnh không lây nhiễm là vấn đề ưu tiên của toàn cầu và khu vực, bệnh không lây nhiễm là khủng hoảng đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực Thái Bình Dương", GS Long nhấn mạnh.

Ở Việt Nam năm 2015, nhiều người không khỏi giật mình khi có đến 77,3% số nam giới và 11% số nữ giới hiện tại đang sử dụng rượu bia. Tỷ lệ chung cho cả hai giới sử dụng rượu bia là 43,8% và đang còn có hướng tăng theo thời gian.

Bên cạnh đó, tỷ lệ ăn thiếu rau và trái cây đang ở mức báo động. 57,2% dân số người trưởng thành ăn thiếu rau và trái cây theo khuyến cáo của WHO, trong đó, tỷ lệ này ở nam giới cao hơn nữ giới.

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, việc sử dụng thiếu rau và trái cây, đồng nghĩa với việc thiếu chất xơ sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể, đặc biệt là có thể thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển bệnh ung thư. Ngoài hai vấn đề trên, các yếu tố như việc sử dụng muối, thừa cân béo phì, tăng đường huyết, tăng cholesterol trong máu… hiện đang ở mức quá cao cũng là nguyên nhân khiến nhiều căn bệnh không lây nhiễm gia tăng.

Để tăng cường phòng chống các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo: Cần đặc biệt chú trọng đến các chính sách pháp luật về phòng chống rượu bia, thuốc lá.

Cần can thiệp hiệu quả nhằm giảm tiêu thụ muối thông qua các chương trình giáo dục, truyền thông, cảnh báo về tác hại của việc ăn nhiều muối đối với sức khỏe ngay trên bao bì. Xây dựng chương trình kiểm soát thừa cân béo phì lồng ghép trong kế hoạch triển khái xây dựng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng. Các chuyên gia đặc biệt lưu ý cần tăng cường dự phòng, phát hiện sớm và quản lý được bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

Ngoc Kha

Nguồn: Đại đoàn kết

adminyhoc

Recent Posts

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

20 hours ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

2 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

2 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

3 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

4 days ago

Ảnh hưởng của chế độ ăn uống, tập luyện lên hệ vi sinh đường ruột khi cơ thể bị lão hóa

Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật…

4 days ago