Categories: Tin tức

Phát triển băng y tế mới ngăn chặn hoàn toàn nhiễm trùng cho bệnh nhân bỏng

Chính băng y tế làm từ chất liệu hiện nay là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Có thể bạn đã quen thuộc với hình ảnh những bệnh nhân bỏng phải quấn đầy băng y tế quanh người. Lí do bởi da bị mất, không quấn băng họ sẽ bị nhiễm trùng.

Mặc dù vậy, thực tế chính băng y tế làm từ chất liệu hiện nay là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Giải pháp cho các bác sĩ hiện nay là thay băng thường xuyên và điều trị kháng sinh liên tục. Cả hai đều bộc lộ nhiều hạn chế.

Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đang phát triển loại băng y tế mới. Nó được chứng minh là có thể đẩy nhanh quá trình liền sẹo, đặc biệt, chống lại vi khuẩn và tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân bỏng.

Công trình được công bố trên tạp chí Nature.

Loại băng y tế này có thể chống lại vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình liền sẹo ở bệnh nhân bỏng

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tỉ lệ tử vong do nhiễm trùng sau bỏng là rất cao. Điều này xảy ra phổ biến ở các bệnh nhân bỏng nặng. Nhờ vào nhiều tiến bộ y tế, điều trị bản thân vết bỏng đang ngày càng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, tránh nhiễm trùng cho bệnh nhân vẫn là một thách thức. Họ có thể tử vong vì điều này sau vài tháng nhập viện.

Hiện nay, chúng tôi phải theo dõi và chăm sóc những bệnh nhân bỏng một cách rất sát sao”, Lee Ann Laurent-Applegate, trưởng Khoa điều trị tái tạo và phục hồi tại Bệnh viện Đại học Lausanne cho biết. “Băng y tế, có trường hợp quấn quanh toàn bộ cơ thể bệnh nhân, phải được thay thế mỗi ngày. Quá trình diễn ra suốt nhiều tháng. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn nổi nhiễm trùng. Chúng tôi cũng không thể cứ kê kháng sinh cho tất cả các bệnh nhân được. Điều đó làm cho vi khuẩn kháng thuốc trở nên phổ biến”.

Giải quyết vấn đề này, công nghệ băng y tế mới được nhóm các nhà khoa học phát triển trên chính nghiên cứu của họ năm 2005. Khi đó, nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra một loại băng từ collagen động vật và tế bào “progenitor“, một loại giống như tế bào gốc. Loại băng tiền thân này có thể tăng tốc độ chữa lành vết thương nhưng chưa có khả năng chống vi khuẩn.

Một miếng băng y tế được thử nghiệm

Trong cải tiến của mình, các nhà khoa học kết hợp loại băng cũ với những phân tử có tên “dendrimer“. Khi được đưa vào môi trường có vi khuẩn, một số phân tử dendrimer sẽ di chuyển đến da bệnh nhân và tiêu diệt chúng. Số còn lại sẽ ở lại trên băng y tế như một lá chắn phòng vệ.

Chính băng ý tế cũng là một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển”, Dominique Pioletti, một trong những nhà nghiên cứu cho biết. “Vì vậy, một số phân tử dendrimer phải ở lại trong băng để tiêu diệt những kẻ xâm nhập”.

Mặc dù đã thể hiện là một công nghệ cực kỳ hứa hẹn, loại băng ý tế mới được mô tả là chưa sẵn sàng cho bất kể một bệnh viện nào. Các nhà nghiên cứu nói họ sẽ cần thử nghiệm thêm và thực hiện việc này ở thành phố Zurich.

Nếu mọi việc tiến triển tốt, loại băng y tế mới cuối cùng sẽ được đưa tới các cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị bệnh nhân bỏng. “Với loại băng này, hơn cả điều trị nhiễm trùng, chúng tôi ngăn chặn nó”, Laurent-Applegate cho biết. “Vấn đề nhiễm trùng được chủ động giải quyết, ngay từ khi nó chưa diễn ra”.

Nguồn: GenK

adminyhoc

Recent Posts

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 day ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

2 days ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

2 days ago

Đi bộ hàng ngày giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất…

3 days ago

4 môn thể thao giảm mỡ gan cực hiệu quả

Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…

6 days ago

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa nhài

Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…

6 days ago