Các nhà nghiên cứu từ Viện Công nghệ Osaka (Nhật Bản) đã phát triển một loại keo có dạng sỏi cuội. Điểm đặc biệt ở loại keo này là khả năng dính chỉ có thể xuất hiện khi bị nghiền nát. Trong điều kiện bình thường chúng là những viên sỏi không hề kết dính.
Bí quyết để giữ cho loại keo này không dính trên mọi bề mặt mà nó chạm vào chính nhờ một lớp phủ mỏng các hạt nano canxi carbonate. Bên trong lớp vỏ là một lớp chất dính dạng cao su lỏng. Khi những viên sỏi này bị tác động bởi ngoại lực bên ngoài, lớp kết dính bên trong sẽ được giải phóng và biến chúng thành một loại keo khá chắc chắn.
Nhờ khả năng khô ở điều kiện bình thường và chỉ trở nên kết dính khi có tác động giúp loại keo đặc biệt này có thể ứng dụng dễ dàng trong nhiều tình huống cần thiết khi môi trường chật hẹp và các vật thể cần dính có hình thù kỳ quặc.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, loại keo này sẽ đặc biệt hữu ích trong sản xuất xe hơi, các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính,…
Không giống như những chất kết dính khác, chúng sẽ trở nên rắn ở điều kiện nhiệt độ phòng và đặc biệt không cần phải đun nóng hoặc làm tan chảy để tạo ra kết dính. Hơn nữa, chúng có độ dính tốt hơn nhiều so với các loại keo khác như giấy nhớ hoặc băng dính (chất kết dính nhạy áp). Đặc biệt khả năng bám dính ở trên các bề mặt gồ ghề như gỗ khá tốt.
Loại keo đặc biệt có thể dính khí bị bóp vỡ.
Nghiên cứu trên của các nhà khoa học đã được đăng tải trên tạp chí Materials Horizons vừa qua.
Tham khảo PopularMechanics
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…