Tiêu hóa

Phân biệt mức độ nguy hiểm của các bệnh đại tràng

Phân biệt mức độ nguy hiểm của các bệnh đại tràng. Bệnh nào thuộc nhóm nguy hiểm

Nội soi tiêu hóa hay nội soi đại tràng là kỹ thuật y học dùng để chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị bệnh lý đại trực tràng, là phương pháp tin cậy nhất chẩn đoán polyp, u lành tính, u ác tính, ung thư đại tràng…

Nội soi đại tràng là phương pháp các bác sĩ dùng ống nội soi dây mềm đưa qua hậu môn, lên trực tràng, vào đại tràng, tới manh tràng, hồi tràng. Ở đầu ống soi có gắn camera để quan sát bên trong niêm mạc đại tràng, phát hiện những tổn thương bất thường, từ đó có hướng xử lý đúng đắn, hiệu quả.

Những đối tượng nên được chỉ định soi đại tràng

+ Bệnh được chẩn đoán là viêm, loét, u đường tiêu hóa, polyp đại trực tràng trước đó, với mục đích xác định chẩn đoán độ lan rộng, bản chất u, rà soát của bệnh như ác tính hoá.

+ Rà soát ung thư giai đoạn sớm với những người có nguy cơ cao: đa polyp đại tràng, polyp đại tràng có tính chất gia đình, kiểm tra sau khi cắt polyp đại tràng ác tính hoá qua nội soi, sau cắt đoạn ruột điều trị đại tràng, viêm loét trực đại tràng…

+ Kiểm tra, đánh giá bản chất các tổn thương hẹp đại tràng.

+ Người trên 50 tuổi

+ Có điều bất thường trên X quang khung đại tràng cản quang nhưng không xác định được…

Dấu hiệu nên được nội soi đại tràng để kiểm tra

– Sút cân nhanh bất thường;

– Chán ăn, suy kiệt;

– Sốt, đau bụng dữ dội, buồn nôn;

– Số lần đi đại tiện tăng;

– Phân có máu, kích thước phân bất thường….

Phân biệt bệnh đại tràng nguy hiểm và không nguy hiểm

Bệnh đại tràng có nhiều dạng, tuy nhiên chúng tôi xin đề cập tới ba dạng phổ biến là bệnh đại tràng chức năng, bệnh đại tràng tổn thương thực thể trên niêm mạc, polyp.

Bệnh đại tràng chức năng là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh đại tràng chức năng hoàn toàn không có tổn thương niêm mạc đại tràng. Bệnh nhân chỉ có triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi táo bón, lúc đi lỏng, … nhưng khi soi đại tràng bình thường. Đây gọi là bệnh đại tràng chức năng hay đại tràng mạn tính. Bệnh này thường gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như trong sinh hoạt nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.  Đại tràng chức năng hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, thường gặp ở người trẻ. Có khoảng 10 – 20% dân số gặp vấn đề đại tràng kích thích. Nguyên nhân là do môi trường sống, thực phẩm, do cơ địa của người bệnh và do stress trong công việc, dẫn tới hội chứng ruột kích thích, gây ra những triệu chứng giống với bệnh đại tràng.

Loại bệnh đại tràng có tổn thương thực thể trên niêm mạc là loại có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng. Khi nội soi có thể có hình ảnh viêm như viêm loét đại tràng chảy máu, hoặc bệnh crohn….  đều có tổn thương. Theo thống kê, những người mắc bệnh này sau khoảng 8-10 năm mắc bệnh có trường hợp sẽ tiến triển, từ những tế bào lành tính sẽ chuyển thành tế bào ác tính, sinh ra tổn thương gọi là ung thư.

Ngoài ra, còn một loại bệnh đại tràng nữa dù ban đầu không có viêm, tổn thương, lúc ban đầu là những polyp, đa phần là lành tính, nhưng một số loại như polyp tuyến kích thước trên 1cm có nguy cơ gây ung thư rất cao, nếu polyp tuyến dưới 0,5cm rất ít khi tiến triển thành ung thư.

Việc phát hiện và xử trí sớm các polyp ở đại tràng rất quan trọng, góp phần ngăn chặn nguy cơ ung thư cũng như giảm thiểu gánh nặng tài chính cho gia đình bệnh nhân và xã hội.

Nhưng đa phần ở lứa tuổi từ 20-40 tuổi, thường mắc bệnh đại tràng chức năng, tỷ lệ bệnh đại tràng hay ung thư đại tràng ở người trẻ rất thấp.

Cách phòng bệnh đại tràng

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để bảo vệ sức khỏe phòng ung thư đại tràng cần phải tuân thủ bữa ăn lành mạnh, cân đối giữa các nhóm thực phẩm như  đường bột, đạm, rau xanh – Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo 1 người trưởng thành cần ăn tối thiểu 400g rau xanh một ngày bởi thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại tràng. Cần tăng cường  từ 100-300g quả chín, gạo không sát kỹ. Ngoài ra cần tăng cường cá, đậu đỗ, giảm ăn thịt đỏ, thịt có bảo quản, chọn các chế phẩm sữa cung cấp vi khuẩn có ích cho đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn trong đó có đại tràng, có lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục, tránh béo phì, hạn chế rượu bia….

Nếu một người 50 tuổi không có yếu tố nguy cơ, khi soi đại tràng thấy bình thường thì sau 10 năm mới cần tầm soát lại bệnh đại tràng.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

2 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago