Phục hồi chức năng

Hướng dẫn bài tập sử dụng chân giả tháo khớp háng

Chỉ định, chống chỉ định sử dụng chân giả tháo khớp háng và các khái hiệm bao hông, khớp hàng một trục, khớp đa trục là gì?

Mức cắt cụt tháo khớp hông được xem là mức cắt cụt lớn vì liên quan tới nhiều nhóm cơ xung quanh xương chậu. Ở mức cắt cụt này là tháo khớp thực sự của xương đùi từ ổ khớp, toàn bộ chi dưới được tháo bỏ không còn tiếp xúc với xương chậu. Tháo khớp háng không có mỏm cụt để hoạt động như một tay đòn để điều khiển nên vận động rất thấp, khó đạt được những hoạt động chức năng do phải tiêu hao nhiều năng lượng. Hầu hết những người bệnh tháo khớp háng đều lấy lại thăng bằng dễ dàng.

Thời gian tối thiểu bệnh nhân có thể tiến hành các bước làm chân giả là khoảng 3-4 tuần lễ sau mổ đối với một người cắt cụt chi có sức khoẻ tốt và ở mức tuổi trung bình, khi vết khâu đã lành các chỉ khâu đã lấy bỏ.

Hiện nay, người ta dùng chân giả Composite Carbon thay cho chân gỗ, chân giả này có ống chân nhẹ, độ bền cao và chịu lực tốt, có chức năng gần giống chân thật.

Khi lắp chân giả cần trải qua một quy trình gồm nhiều công đoạn như: lấy số đo, bó bột lấy khuôn, chuyển đổi từ cốt âm bản sang cốt dương bản, gia công ổ mỏ cụt, lắp ráp… Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập, thời gian tập đi và làm quen với chân giả kéo dài khoảng một tuần đến một tháng tùy vào mức độ cắt cụt và thể trạng bệnh nhân.

Trong suốt thời gian điều trị, người bệnh nên được hướng dẫn ngắn gọn, rõ ràng theo trình tự các giai đoạn tái rèn luyện chức năng sẽ giúp khả năng sử dụng chân giả được nhanh hơn.

Phẫu thuật tháo khớp háng là kỹ thuật cắt bỏ toàn bộ phần chi dưới qua khe khớp háng, chân giả lắp cho bệnh nhân tháo khớp háng mang đầy đủ các bộ phận, các chi tiết chính gồm:

Bao hông

Khớp háng

Khớp gối

Bàn chân

Các cụm chỉnh và ống nối

Bao hông

Bao hông được thiết kế ôm toàn bộ khung chậu và cho phép chịu tải trọng qua xương ngồi, diện đỡ phía trước, sau và bên đây là thiết kế đáp ứng được yêu cầu cao nhất về chức năng và thẩm mỹ, thuận tiện cho mang vào, tháo ra.

Khớp háng một trục được thiết kế theo kiểu bản lề nó cho phép khớp hông

chuyển động gấp duỗi quanh một trục, thiết kế này đơn giản có ưu điểm trọng lượng nhẹ nhưng lại kém an toàn và kém linh hoạt so với khớp đa trục.

Khớp háng đa trục: Khớp hông đa trục khớp giúp người đi chân giả vân động linh hoạt  và an toàn hơn,

với sự chuyển động kết hợp của các trục khớp cũng làm tăng góc gấp khi ngồi

Hệ thống thủy lực trợ giúp đắc lực quá trình gấp duỗi của khớp hông trong khi đi. Ngoài các ưu điểm về chức năng khớp hông đa trục thường có kết cấu cồng kềnh và trọng lượng nặng. 

Chỉ định sử dụng chân giả tháo khớp háng

– Cắt toàn bộ ¼ xương chậu

– Cắt bỏ chi dưới hay tháo khớp háng.

Chống chỉ định sử dụng chân giả tháo khớp háng

– Biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật

– Chân giả không vừa vặn.

Chuẩn bị con người và phương tiện

© Người thực hiện: Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.

© Phương tiện: Chân giả tháo khớp háng, ghế ngồi

© Người bệnh: phải hợp tác và được giải thích rõ mục đích tập luyện.

© Hồ sơ bệnh án: được Bác sĩ chỉ định tập luyện chức năng chân giả tháo khớp háng.

Các bước tiến hành

© Kiểm tra hồ sơ

© Kiểm tra người bệnh

© Thực hiện kỹ thuật

* Đeo chân giả vào người

– Đứng tựa lưng vào tường, nắm vào một điểm tựa như thanh giữ, khung hay đồ đạc ở một bên người.

– Mặc đồ lót thích hợp.

– Nắm lấy ổ mỏm cụt chân giả và đẩy mặt ngoài xương chậu vào trong ổ mỏm cụt.

Nên để chân giả xoay ra ngoài một chút ở giai đoạn này. Xương chậu phải tiếp xúc hoàn toàn với ổ mỏm cụt.

– Buộc dây đai ổ mỏm cụt, điều này sẽ làm chân giả xoay ra giữa một chút.

– Thít chặt lại dây đeo vai, điều chỉnh nó trong khi đứng.

* Tháo chân giả ra

– Đứng và tháo dây đai ổ mỏm cụt ra.

– Tháo chân giả ra bằng cách nắm lấy ổ mỏm cụt và nhẹ nhàng đẩy xương chậu ra khỏi ổ mỏm cụt.

– Kiểm tra da xem có chỗ bị đỏ da, chà sát, mụn phỏng hay không, có thể sử dụng một cái gương.

* Mặc quần áo

– Mặc quần cho chân giả trước.

– Xỏ chân còn lại vào quần.

– Đeo chân giả vào.

– Kiểm tra giầy có cùng một đôi và có cùng chiều cao và là giầy mà chân giả đã được thiết kế phù hợp.

– Mặc áo vào.

* Đứng lên từ ghế

– Dùng cả hai tay và thân mình đẩy thân mình lên.

– Đứng thẳng, đẩy xương chậu về phía trước. Kiểm tra đầu gối đã vững chắc trước khi bước về phía trước.

* Ngồi xuống ghế

+ Ngồi xuống với khóa giới hạn khớp hông:

– Người bệnh đứng thẳng hông để nhả khóa giới hạn khớp hông.

– Mông nên đẩy về phía sau và gập thân mình về phía trước.

– Hai đầu gối gập để ngồi xuống.

– Người bệnh dùng tay đẩy đùi về phía trước.

+  Ngồi xuống với không có khóa khớp hông:

– Người bệnh nên ngả ra sau một chút để mở khóa, rồi lấy tay đẩy đùi ra phía trước để ngồi xuống.

+ Ngồi xuống với khớp hông có khóa:

– Người bệnh nên nghiêng khung chậu ra sau, duỗi cột sống thắt lưng rồi gập hông lại để ngồi xuống.

– Người bệnh cần luyện tập cử động có hình chữ S này và cần ngồi xuống với hành động có chủ đích.

* Lên xuống cầu thang

– Người bệnh sử dụng hai tay vịn cầu thang. Khi lên bước chân lành lên trước, khi xuống bước chân giả xuống trước.

– Nếu người bệnh đi bằng khung tập đi, người bệnh nên cố gắng lên xuống thang với một gậy và tay vịn cầu thang. Khi đi xuống, người bệnh phải chống gậy xuống bậc thang trước khi bước xuống bằng chân giả.

– Nếu người bệnh đi thấy khó khăn hay không an toàn, có thể đứng đối diện với tay vịn cầu thang, hai tay nắm tay vịn và tập lên xuống bằng cách đi ngang.

* Lên xuống dốc/ đồi

– Khi lên dốc, chân lành bước lên trước và chân giả được kéo mạnh lên ngang với bàn chân lành.

– Khi xuống dốc, hai gậy đưa xuống trước, kế đến là chân giả rồi bước chân lành xuống ngang với bàn chân giả.

– Khi đường dốc quá cao, người bệnh phải học cách kiểm soát cử động của khớp hông và duy trì hông duỗi trong suốt thì đứng khi đi xuống. Nếu khi xuống dốc có trở ngại, có thể do bàn chân không đủ mềm. lên xuống dốc bằng cách đi ngang có thể an toàn hơn.

* Đứng lên từ sàn nhà

+ Phương pháp 1:

– Nằm ngửa và giữ gậy tập đi (nếu sử dụng)

– Nhả khóa khớp hông, nếu có.

– Xoay người về phía chân giả trên đầu gối chân lành.

– Đẩy hai tay, hay dùng gậy và chân lành tạo thế vững chắc.

– Đứng dậy ngay.

+ Phương pháp 2: giống phương pháp 1, nhưng dùng một cái ghế để đẩy người đứng lên.

Theo dõi bệnh nhân

– Trong suốt thì đứng, nên sử dụng cơ duỗi lưng và duỗi hông của chân lành để duy trì dáng bộ thân mình đứng thẳng; đồng thời cũng ngăn ngừa cử động quá nhiều của vai và thân mình trong suốt chu kỳ dáng đi.

– Không nên nhón gót chân lành hoặc gót không tiếp xúc với mặt đất nhằm để gia tăng tốc độ đi bộ cao hơn.

– Không nên đứng trên một chân lâu sẽ dễ mệt và là nguyên nhân gây thoái hóa sớm ở những khớp chịu sức nặng hoặc gây khó chịu cho mô mềm.

– Để đạt được sự vững chắc khi học sử dụng chân giả lần đầu, người bệnh không nên bước chân quá dài. Chiều dài bước chân có thể thay đổi do kỹ thuật viên chỉnh hình chân giả điều chỉnh khóa giới hạn khớp hông.

Tai biến và xử trí

Ngã: Xử trí theo thương tổn do ngã gây nên

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Kỹ thuật sử dụng chân giả tháo khớp háng của Bộ Y tế)

Bác sĩ

Recent Posts

Bật mí 6 công thức detox hỗ trợ giảm cân nhanh chóng

Để hỗ trợ quá trình giảm cân, kiểm soát cân nặng hiệu quả hãy uống…

3 days ago

Top 5 loại hạt nhiều calo nên hạn chế ăn nhiều trong ngày Tết

Những loại hạt xuất hiện trong dịp Tết vừa ngon miệng, giàu dinh dưỡng nhưng…

5 days ago

Chế độ dinh dưỡng bất cập trong ngày Tết và những lưu ý

Để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các bệnh đường tiêu hóa cần có chế…

6 days ago

Ngày Tết ai dễ bị nhồi máu cơ tim cần cẩn trọng

Những ngày Tết mọi người thường ăn uống, sinh hoạt thất thường, uống rượu bia…

7 days ago

6 bài tập duy trì sức khoẻ sự linh hoạt trong kỳ nghỉ Tết

Để duy trì sức khỏe tốt trong kỳ nghỉ Tết cổ truyền của dân tộc,…

7 days ago

Ai không nên ăn rau cải cúc, bài thuốc trị bệnh từ rau cải cúc

Rau cải cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa…

1 week ago