Tuần thứ 1 – 2: Giai đoạn mà bố mẹ thường “mù tịt”
Thực ra, thai kỳ gồm 40 tuần thai được tính từ ngày đấu tiên của kỳ kinh cuối cùng, tức là khoảng 2 tuần trước khi mẹ thực sự mang thai, nên ở giai đoạn này bố cũng chưa có vấn đề gì để phải lo lắng cả. Nhưng tốt nhất là nên chuẩn bị cho những khó khăn “mù mịt” sắp tới.
Thông tin mẹ mang thai đồng nghĩa với việc cuộc sống của bố từ đây đã không còn trở lại như xưa được nữa
Tuần thứ 3: Một vụ nổ “big bang” vừa xảy ra
Hàng triệu tinh binh đã bơi một cách rất dũng mãnh trong cuộc đua vào cơ thể mẹ, nhưng chỉ có một anh chàng duy nhất thắng trận. Sau cuộc gặp gỡ kỳ diệu, trứng của mẹ và anh chàng tinh binh giành huy chương của bố sẽ kết hợp thành 1 thể duy nhất và thong thả đi theo ống dẫn trứng và cuối cùng cũng tới “trụ sở chính” là tử cung, nơi chúng sẽ ở đó trong suốt chín tháng mười ngày tiếp theo và quyết định xem đứa trẻ tương lai sẽ làm gì – trở thành một người chế tạo chiếc xe đua BMX vô địch hay trở thành một tay đua xe.
Tuần thứ 4 – 5: Con chỉ khoảng 5mm
Phôi thai bé xíu mà sau này sẽ gọi bố là “bố” đã bắt đầu định cư và kết nối. Thật thế, nó đã hoàn toàn kết nối với nguồn cung cấp máu từ người của mẹ và đã có những lớp tế bào sau này sẽ trở thành não bộ, hai lá phổi, ruột, trái tim, mạch máu và những bộ phận khác. Thậm chí phôi thai đã định hình, có điểm đầu và điểm cuối. Những điều này chỉ diễn ra trong cơ thể người mẹ và khi mẹ nhận biết được là mình có thể đã mang thai, bố sẽ vẫn hoàn toàn vô tư chẳng biết gì – chỉ là sự vô tư đó không kéo dài được lâu mà thôi!
Tuần thứ 6 -7: Con khoảng 8 -10mm, như một hạt đậu
Bố bắt đầu chú ý hơn đến trái tim của bé – có một chỗ phình lớn đã bắt đầu đập nhịp đầu tiên trong suốt ba tỷ nhịp sẽ đập trong cả cuộc đời sau này. Rồi thì đầu óc của bé. Có một một vết sưng lớn sau này sẽ là nơi con ghi nhớ những dữ liệu thống kê về cuộc đời của thần tượng số 1 của bé hoặc là một nơi chứa toàn bộ những đơn hàng giày và túi mà bé từng mua trên Zalora!!! Ngoài ra thì cũng đã có những dấu hiệu của sự phát triển tay và chân, các cơ bắp, mắt và tai. Tất cả đều tốt cho tương lai sau này, mỗi khi bố sai con dọn phòng hay đi mua hộ bánh mì!
Bố cũng bắt đầu trở thành “nạn nhân” của mẹ khi những cơn nghén và mệt mỏi bắt đầu tấn công mẹ.
Tuần thứ 8 -9: Con khoảng 2 cm, bằng kích thước của một cái đinh ốc
Bây giờ bố có thể chính thức gọi đó là một bào thai và bé đã bắt đầu trông giống như một con người đúng nghĩa. Bố có thể nhận ra gương mặt, đôi mắt, cái miệng và lưỡi của bé. Và cả đôi bàn tay và đôi chân bé xíu với những ngón tay, ngón chân còn bé xíu hơn nữa. Những cơ quan quan trọng bên trong đã xuất hiện – hai lá phổi, thận, gan, chúng đều có ở trong người bé cả rồi.
Tuần thứ 10 – 14: Con khoảng 8 – 10cm, kích cỡ của một trái banh tennis
Mọi thứ đã định hình hoàn chỉnh và đương nhiên ở kích thước rất nhỏ. Con giờ đã bắt đầu chuyển động và nhịp tim của bé đã bắt đầu mạnh đủ để bố có thể nghe thấy nhờ siêu âm. Nhưng lúc này, mẹ bắt đầu tỏ ra khó chịu vì không thể tiếp tục che giấu chiếc bụng bầu của mình. Bố nên tiếp tục khen mẹ xinh đẹp trước những tràng câu hỏi liên tục như “em có béo quá không”, “em xấu quá anh có thấy thế không”…
Tuần 15 – 22: Con khoảng 16cm, kích cỡ của một thanh chocolate
Bé bắt đầu phát triển dấu vân tay, tóc, lông mày, lông mi, móng tay, móng chân. Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy đứa bé đạp và đôi khi bố, thông qua những vết lồi đang chuyển động trên bụng mẹ, có thể đoán xem đó là chân hay tay (thú thật đi, có phải bố đang mong mỏi bé sẽ trở thành một cầu thủ hay tay bơi hàng đầu không?).
Tuần thứ 23-30: Con khoảng 30cm, có chiều dài bằng một quả bóng bầu dục
Bố bắt đầu nếm được mùi vị của cuộc sống sau này – con đã bắt đầu có giờ giấc ngủ/thức cố định và nó có thể khác hoàn toàn so với giờ giấc ngủ/thức của bố. Đừng ngạc nhiên nếu mẹ thức dậy vào 3 giờ sáng bởi một cú đá hoặc một đợt nấc cụt nhẹ. Vào thời điểm này đứa trẻ sẽ trở nên “có thể tồn tại” – có nghĩa là bé vẫn có cơ hội sống sót nếu như bị đẻ non. Và bé đã có thể mở mắt ra lần đầu tiền, mặc dù chẳng có gì nhiều để ngắm nhìn.
Nói về mẹ, lúc này, bố sẽ thấy mẹ trở nên có phần “đẫy đà” và thường xuyên trở nên khó chịu hơn vì đau lưng, giãn tĩnh mạch, chuột rút và khi có ai đó nói đến những từ ngữ nhạy cảm như: béo, mập, trai hay gái, cân nặng thai…
Tuần 31 – 40: Bé khoảng 50cm, một em bé sơ sinh hoàn chỉnh
Chuông đã báo thời điểm cuối cùng của 40 tuần thai. Con đã sẵn sàng để chào đời. Việc nhảy lộn nhào trong bụng mẹ đã trở nên bất khả thi đối với bé. Và khi ai đó hỏi bố là bạn thích con trai hay con gái hơn, cứ trả lời thật lòng: Tôi không quan tâm bé là trai hay gái, miễn bé khỏe mạnh là được.
Tuần thứ 41: Trở thành bố thật tuyệt!
Việc có con hoàn toàn thay đổi cuộc sống của bố. Trở thành cha mẹ là trải nghiệm tuyệt vời nhất trên đời mà không gì có thể sánh bằng, đó là sự thật!
Và đây là bố, từ nay đến vài tháng nữa đấy nhé.
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…