Categories: Mẹ

Những việc mẹ bầu nên “bàn giao” cho anh xã

Như một bản năng, các mẹ bầu thích dọn dẹp và làm cho mọi ngóc ngách trong ngôi nhà của mình trở nên sạch đẹp tinh tươm. Nhưng mẹ ơi, hãy thận trọng nhé. Một số việc nhà tưởng chừng bình thường lại có thể ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Tốt hơn hết, bố nên là người đảm trách một số việc nhà trong thời gian mẹ đang “bầu bí”

Khi mẹ mang thai, bố cần tham gia vào các việc nhà nhiều hơn

1. Đổ rác

Đây có thể không phải là vấn đề lớn nếu mẹ không phải cúi người xuống để cầm bịch rác lên. Những tư thế này khi mang thai đòi hỏi mẹ bầu phải thận trọng vì dễ gây mất thăng bằng. Hơn nữa, việc tiếp xúc với những chất thải có thể gây ra cảm giác khó chịu, nhất là đối với các mẹ bầu đang trong thời gian ốm nghén. Lúc này, mẹ nên chủ động nhờ bố thực hiện giúp việc đổ rác. Tuy ngày thường bố rất làm biếng nhưng từ khi mẹ mang thai, bố sẽ thay đổi 180 độ và sẵn sàng giúp mẹ từ việc lớn đến việc nhỏ đấy nhé.

 2. Kê bàn, ghế, đồ đạc

Tuy có một vài quãng thời gian mẹ sẽ cảm thấy mình tràn đầy năng lượng (thường là tam cá nguyệt thứ hai), nhưng đó cũng không phải là lý do để phí sức vào những việc như sắp xếp lại bàn ghế, nội thất. Chắc chắn là mẹ đang muốn có một ngôi nhà thật xinh xắn, gọn gàng và dọn phòng ốc cho con yêu, nhưng các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên tránh những việc đòi hỏi phải gắng sức hay cần phải tạo ra lực mạnh. Đây là lúc cơ bắp của bố sẽ phát huy tác dụng.

3. Giặt giũ

Việc bê cả một sọt quần áo bẩn để bỏ vào máy là điều đầu tiên mẹ cần phải “né” ngay khi mang thai. Tương tự, để bảo vệ an toàn cho thai nhi và bản thân, mẹ nên hạn chế hết sức việc ngồi xổm để giặt tay những cổ áo sơ mi, tay áo như trước đây. Cả khâu phơi quần áo cũng không còn là việc dễ như trở bàn tay với bụng bầu đang ngày một lớn lên. Thêm một lần nữa, bố chính là người có thể trợ giúp mẹ trong công việc này.

Việc giặt giũ không chỉ vất vả mà mẹ bầu còn phải tiếp xúc với các loại hóa chất giặt tẩy

4. Đi chợ

Việc mua sắm thực phẩm và đồ dùng gia đình chưa bao giờ là việc nhẹ nhàng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Không chỉ khiến các mẹ phải “cân não” với hàng chục khoản chi, mỗi lần đi chợ hay siêu thị đồng nghĩa với việc phải mang vác rất nhiều hàng hóa. Theo các chuyên gia, việc mang vác quá 11kg 10 lần mỗi ngày có thể làm gia tăng các cơn đau ở vùng chậu. Ngoài ra, mẹ cũng dễ bị mất thăng bằng và té ngã nếu nâng quá nặng. Tạm thời mẹ có thể nhờ bố phụ trách khâu mua sắm cho cả nhà. Đừng quá lo lắng vì các ông bố thường là những người mua sắm rất có kế hoạch và thừa sức khỏe để mang vác những đồ vật nặng.

Mang thai là một giai đoạn tuyệt vời nhưng cũng lấy đi của mẹ khá nhiều sức lực. Chính vì vậy, mẹ nên dành nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân hơn và hơn lúc nào hết, hãy đón nhận sự giúp đỡ từ phía các ông bố, nhất là trong những công việc nhà.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

1 day ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

1 day ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago