Categories: Nuôi dạy trẻ

Những việc cha mẹ làm khiến con mất tự tin

Hãy để trẻ tự giải quyết nhiệm vụ của mình – Ảnh: clarionbridge

Nói “việc đó dễ mà” khi trẻ đang cảm thấy khó khăn, làm hộ trẻ quá nhiều, bực bội khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ đã vô tình làm giảm sự tự tin của con mình.

Theo chuyên gia nuôi dạy con người Mỹ Damara Simmons, cha mẹ nào cũng muốn con lớn lên tự tin và có khả năng. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ lại không nhận ra mình đang làm những điều ngược lại.

Nói rằng “Cái đó thật dễ”

Con bạn đang phải vất vả chiến đấu với một nhiệm vụ, việc đó có thể rất dễ với người lớn nhưng với bọn trẻ thì không. Nếu bạn nói: “Cái đó rất dễ, con có thể làm được”, bạn nghĩ rằng bạn đang khuyến khích chúng nhưng bọn trẻ lại nghĩ: “Mình đã làm điều gì đó sai, bởi vì mình không hề thấy dễ, mình là một đứa ngu ngốc”.

Thực tế, câu “việc đó dễ mà” có thể khiến đứa trẻ cảm thấy chán nản và muốn từ bỏ. Nó làm giảm lòng tự tin của đứa trẻ.

Thay vào đó, cha mẹ có thể nói: “Việc đó có vẻ khó khăn đấy. Con phải cố gắng”. Khi bọn trẻ hoàn thành nhiệm vụ. bạn có thể nói thêm với con rằng bạn cũng từng phải làm những việc khó khăn. Cách nói này giúp trẻ luôn cảm thấy được động viên và sẽ tự tin với bản thân mình hơn.

Làm hộ trẻ quá nhiều

Bọn trẻ muốn được tự mình giải quyết nhiệm vụ của mình. Điều này mang lại cho trẻ một cảm giác tuyệt vời về thành tích và giúp chúng có được cảm giác tốt về bản thân mình.

Trong khi đó, nhiều cha mẹ lại cảm thấy làm việc gì đó hộ trẻ là một cách để thể hiện tình yêu con. Cha mẹ không biết rằng cứ làm hộ con, họ vô tình đã tước mất của con cơ hội học hỏi các kỹ năng cuộc sống và sự hài lòng khi được độc lập. Việc làm giúp con giống như cha mẹ đang gửi đến trẻ thông điệp: “Con không có khả năng làm việc đó”.

Thay vì làm việc giúp trẻ, cha mẹ có thể giúp trẻ chia nhiệm vụ lớn thành những công việc nhỏ phù hợp với trẻ hơn. Điều này mang lại cho trẻ sự hài lòng khi chúng hoàn thành nhiệm vụ. Lòng tự tin của trẻ sẽ được tăng cao.

Mất bình tĩnh, cằn nhằn khi bọn trẻ mắc sai lầm

Sai lầm là một phần của cuộc sống, tất cả chúng ta đều mắc sai lầm. Cha mẹ nghĩ rằng phải cứu bọn trẻ sau khi chúng đã mắc sai lầm hoặc giúp chúng tránh xa sai lầm, nhưng hành động này không giúp gì cho trẻ mà chỉ khiến chúng cảm thấy nặng nề hơn

Bọn trẻ mắc lỗi, phản ứng tốt nhất của cha mẹ không phải là giúp trẻ học hỏi gì từ lỗi lầm, cũng không phải nói với con mắc lỗi là rất tệ. Sai lầm khiến ta đau đớn nhưng sai lầm cũng có thể giúp ta phát triển nếu được xử lý theo một cách phù hợp.

Cha mẹ đừng tước của trẻ cơ hội được phát triển từ những sai lầm: hãy thừa nhận rằng chúng đã sai, giúp chúng sửa sai và cứ cảm thấy vui vẻ với chúng.

Thay vì cằn nhằn khi trẻ mắc lỗi, hãy dạy chúng làm thế nào để sửa chữa và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cách này sẽ giúp trẻ có cái nhìn tích cực về lỗi lầm và cho trẻ cảm giác tốt khi suy nghĩ chúng là ai.

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago