Ăn nhiều thực phẩm có tính acid gây hại gì?
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu acid, ví dụ như protein có thể làm tăng nồng độ acid trong nước tiểu – nguyên nhân gây sỏi thận, còn gọi là sỏi acid uric.
Dư thừa acid cũng gây suy giảm cơ bắp và loãng xương. Điều này là do xương có chứa nhiều calci, cơ thể sử dụng calci để khôi phục lại sự cân bằng độ pH trong máu. Dư thừa acid cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh gan và tim mạch.
Các loại thực phẩm dưới đây có nồng độ acid cao, bạn nên hạn chế hoặc cân nhắc khi sử dụng:
– Ngũ cốc tinh chế
– Đường
– Các sản phẩm từ sữa
– Cá
– Thực phẩm chế biến sẵn; Thịt tươi và thịt đã được chế biến
– Nước ngọt và đồ uống ngọt khác
– Thực phẩm có hàm lượng protein cao.
Bạn cũng nên tránh nước uống có hàm lượng phospho cao như bia hoặc chocolate nóng. Nước khoáng hoặc soda có thể là lựa chọn thay thế tốt. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy chọn loại có phospho thấp như rượu vang đỏ hoặc trắng.
Một số loại thực phẩm và đồ uống có tính acid ít hơn, nhưng nó vẫn không có tính kiềm như hầu hết các loại trái cây và rau củ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên hạn chế những thực phẩm này để cân bằng acid – kiềm trong cơ thể.
– Các loại hạt như hạt điều, lạc, quả óc chó, hạt bí ngô, hạt hướng dương
– Quả việt quất, nam việt quất, mận
– Dầu ngô
– Chất tạo ngọt như đường, mật, mật ong đã chế biến, đường hóa học aspartame.
– Muối, mayonnaise, sốt đậu nành, giấm
– Phô mai cứng
– Ngô, gạo, lúa mì
– Cà phê
Những thực phẩm ít tính acid, giàu tính kiềm:
Nghiên cứu đăng trên Tạp chí Environmental and Public Health (Tạm dịch Môi trường và Sức khỏe cộng đồng) cho thấy rằng chế độ ăn uống giàu tính kiềm giúp cải thiện sức khỏe của xương khớp, giúp hạn chế tổn thất cơ bắp, tăng cường trí nhớ và sự tỉnh táo, giúp bạn sống lâu hơn.
Một số loại thực phẩm và đồ uống ít tính acid, giàu tính kiềm, bạn nên bổ sung là:
– Trứng
– Đậu nành (đậu phụ, tempeh, dầu đậu nành, miso)
– Sữa, sữa chua không đường
– Mật ong nguyên chất
– Hầu hết các loại rau, khoai tây; Hầu hết các loại trái cây
– Các loại thảo mộc và gia vị, trừ muối, mù tạt, nhục đậu khấu
– Ngũ cốc nguyên hạt như hạt lanh, hạt kê, quinoa
– Trà thảo mộc.
Chế độ ăn uống lành mạnh là chế độ ăn uống giàu kiềm. Ăn nhiều trái cây và rau quả cùng với hạn chế carbohydrate, đường có thể giúp cân bằng độ pH trong cơ thể. Mức độ pH cân bằng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tật, tăng tuổi thọ.
An An H+ (Theo healthline.com)
Nguồn: Health+
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…