Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm mà các bác sĩ khuyến cáo không nên kết hợp với thịt lợn.
Thịt bò: Theo các chuyên gia ẩm thực, thịt lợn và thịt bò kỵ nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn. Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong 1 món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Ảnh minh hoạ. |
Gan dê: Kết hợp thịt lợn và gan dê cũng không phải là lựa chọn sáng suốt của các bà nội trợ. Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi gây, hoi, khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Rau mùi: Rau mùi tính ôn, hao khí. Thịt lợn tính hàn, ích khí. Chính sự tương khắc này khiến sự kết hợp của thịt lợn và loại rau thơm này trở nên “vô duyên”, thậm chí có hại cho sức khỏe con người.
Đậu tương: Trong đậu tương có chứa tới 60% – 80% phốt pho. Hàm lượng phốt pho này trong thịt lợn được hình thành từ axit phytic. Vì vậy, khi kết hợp đậu tương và thịt lợn trong cùng một món ăn, chất phốt pho sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt. Cơ thể lúc này rất khó hấp thu các khoáng chất như canxi, sắt kẽm có trong đậu và thịt.
Gừng sống: Thịt lợn thuộc thủy, gừng sống thuộc hỏa, khi ăn vào, thủy hỏa tương khắc sẽ sinh ra chứng phong thấp, sẽ nổi lên các nốt đen ở mặt. Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu non luộc lấy nước uống sẽ khỏi.
Thịt trâu: Thịt trâu tính hàn, gặp thịt lợn tính ngưng trệ sinh chứng Bạch thốn trùng (dân gian gọi là sán dây, sán sơ mít). Nếu ăn phải, lấy nắm lá dâu đun nước uống sẽ khỏi.
Theo D.Nhung/Lao Động
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…