Categories: Sức khoẻ

Những sai lầm khi uống nước có thể gây hại sức khỏe

Vào mùa hè, việc bổ sung nước rất cần thiết. Nhưng nếu phạm những sai lầm này, cơ thể sẽ gặp nguy hiểm.

1. Mùa hè, bạn nên uống bao nhiêu lít nước?

  • 2,5-3 lít
  • Uống theo nhu cầu

Bác sĩ Đồng Văn Thành, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết bình thường mỗi người nên uống 1-1,5 lít nước/ngày, mùa hè thường phải gấp đôi, tùy vào cơ địa từng người. Lượng nước này không bắt buộc với mọi người.

2. Càng uống nhiều nước càng tốt?

  • Đúng
  • Sai

Theo bác sĩ Cấn Phú Nhuận, Bệnh viện Nhi trung ương, nhiều người cố uống nhiều hơn 2-3 lít mỗi ngày vì nghĩ có lợi. Nhưng thực chất nếu không khát, chúng ta không nên uống, điều đó có thể gây phù não, nhức đầu.

3. Nên dùng các loại nước lá thanh nhiệt mùa hè như thế nào?

  • Dùng thay nước hàng ngày
  • Không được dùng trường diễn

Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội, người khỏe mạnh bình thường mỗi ngày không nên dùng quá 0,5 lít nước từ các loại thảo dược giúp giải nhiệt, không nên uống nước này thay cho nước lọc. Tốt nhất sau mỗi 10 ngày uống nước thanh nhiệt, chúng ta nên dừng lại khoảng một tuần rồi mới uống tiếp nếu không sẽ gây suy gan, teo thận…

4. Nước đun sôi để nguội có thể dùng được trong bao lâu?

  • Một ngày
  • Để thoải mái

Theo thạc sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), nước đun sôi để nguội chỉ cần 2 tiếng có thể tái nhiễm vi khuẩn. Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể.

5. Nước nguội để qua đêm có nên uống không?

  • Nên
  • Không nên

Theo thạc sĩ Vi, bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.

6. Uống nước như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

  • Trước khi ăn
  • Vừa ăn vừa uống
  • Sau khi ăn

Thạc sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo chỉ nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn, không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn vì sẽ làm hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến tiêu hóa khó khăn.

7. Nên uống nước ngọt thế nào?

  • Uống khi khát
  • Dùng thay nước lọc
  • Hạn chế dùng

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, nước ngọt có nhiều hóa chất khiến cơ thể hồi hộp, tim đập nhanh, tạo cảm giác phấn chấn giả và sau đó bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Ngoài ra, hầu hết nước ngọt có ga có thể làm cho bạn bị đầy hơi, khó tiêu, hấp thu dưỡng chất kém, lượng đường lớn còn gia tăng khả năng béo phì.

Hà Thanh
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

3 hours ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago