Categories: Mẹ và bé

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ lâu khỏi và dẫn đến nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Những lỗi thường gặp

Nhiều cha mẹ cho rằng người bị thuỷ đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là quan niệm sai lầm bởi trẻ có thể bị biến chứng viêm da bội nhiễm, nặng hơn là nhiễm trùng huyết vì không được giữ vệ sinh tốt.

Ở một số gia đình, khi thấy con bị thủy đậu, phụ huynh nghĩ ngay đến việc bôi xanhtylen vào các nốt phỏng. Tuy nhiên, khi nốt phỏng chưa vỡ mà làm như vậy là không cần thiết và gây khó chịu cho trẻ.Chỉ khi nốt phỏng vỡ, chấm trực tiếp xanh methylen mới giúp ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng khô nhanh.

Theo các bác sĩ, cha mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm cho trẻ. Da em bé rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Trẻ cần được theo dõi và chăm sóc khi có những dấu hiệu mắc bệnh thuỷ đậu.

Việc châm, chích cho mụn nước vỡ nhanh cũng gây tác hại không nhỏ bởi có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh diễn tiến nặng hơn.

Muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, phụ huynh cần giữ vệ sinh môi trường sống thật tốt, tránh mang trẻ đến nơi đông người khi dịch đang bùng phát. Để chủ động phòng chống và bảo vệ trẻ trước những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu, cha mẹ cần đưa bé đi tiêm vắc xin đúng lịch. Thông thường, trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi cần tiêm một mũi. Trẻ từ 13 tuổi trở lên cần tiêm 2 mũi.

Đưa trẻ đi tiêm vắc xin là cách giúp cha mẹ chủ động phòng ngừa bệnh thuỷ đậu cho con.

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh

Theo thống kê của ngành Y tế, bệnh thủy đậu thường xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 3 và tháng 4 hàng năm. Đây là bệnh truyền nhiễm rất cao, có thể lây từ người sang người do tiếp xúc gần gũi hoặc qua đường không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi.

Bệnh nhân thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 1 – 2 ngày trước khi có ban xuất hiện, tức là người đó chưa nổi mụn nước đã có thể lây bệnh cho người khác. Đến khi những sang thương vỡ ra, đóng vảy rồi, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác khi tiếp xúc gần gũi. Khoảng 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, chúng ta vẫn có thể bị lây bệnh.

Người bị thủy đậu sẽ có biểu hiện phát ban, xuất hiện nhiều mụn nước, mụn mủ, vảy tiết trên cơ thể. Một số trường hợp, nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động khi ở giai đoạn phát bệnh, dễ bị nhầm thành các bệnh thông thường khác cho đến khi bệnh chuyển nặng.

Biến chứng nhẹ của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da nơi mụn nước. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng. Để tránh bùng phát dịch và hạn chế lây nhiễm cho người khác, bệnh nhân cần được cách ly trong khoảng thời gian này.

Hà Mỹ Giang
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago