Tất y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Tất (vớ) y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Phương pháp này nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn.
Đàn hồi mạnh
Tất (vớ) y khoa phải được làm bằng các chất liệu có tính đàn hồi mạnh giúp ôm chặt bàn chân, áp lực vớ tăng dần dọc theo chiều dài chân ít chặt hơn ở gối và cao nhất ở cổ chân. Áp lực của vớ có từng mức, điều này cho phép vớ ép đều đặn lên cơ cẳng chân, từ đó giúp đưa máu về tim giảm lượng máu chảy ngược xuống bàn chân, giảm sưng phù bàn chân và ngăn hình thành cục máu
Vừa khít phù hợp
Kỹ thuật dệt không có đường may nối nổi cộm, sự phù hợp vừa khít với cấu trúc giải phẫu, bệnh nhân cảm giác thoải mái và không gây cản trở lưu thông máu.
Nhẹ, thoáng khí
Chất liệu vải phải được sản xuất đặc biệt với các tính chất như nhẹ, thoáng khí, động thoát hơi ẩm và mồ hôi ra ngoài, đảm bảo không bị ứ đọng trên bề mặt da, ngay cả khi tiết trời nóng bức, không có cảm giác nóng nực khi mặc.
Mịn màng, mềm mại
Thớ vải mịn, mềm mại có loại hở ngón chân hoặc kín ngón chân. Trong suốt, mỏng.
Đa dạng size
Tất (vớ ) y khoa điều trị suy tĩnh mạch chân phải có đủ size cho bệnh nhân để có thể có độ áp lực điều trị chính xác nhất.
Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân của mình nên chọn những loại vớ y khoa như thế nào cho hợp. Thường vớ y khoa được chia làm 3 loại chính là: Class 1 với Áp lực tạo 15 – 20 mmHg (áp lực ở cổ chân là 15 và ở bắp chân là 20), Class 2: Áp lực tạo 20 – 30 mmHg (áp lực ở cổ chân là 20 và ở bắp chân là 30), Class 3: Áp lực tạo 30 – 40 mmHg (áp lực ở cổ chân là 30 và ở bắp chân là 40). Chọn vớ y khoa đúng size là yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng vớ ép y khoa.
Độ bền
Độ bền của vớ cao cấp có thể lên đến 6 tháng thậm trí một năm
Nên mua tất (vớ) điều trị suy tĩnh mạch dài đến đâu là phù hợp
Điều kiện khí hậu ở Việt Nam khá nóng và khó chịu, nên thường sẽ được ưu tiên các loại vớ có độ dài đến gối, vừa đảm bảo tốt hiệu quả mang lại vừa tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng. Khi mang vớ ép y khoa người bệnh nên mang khoảng 3 giờ rồi cởi ra nghỉ khoảng 2-3 giờ sau tiếp tục mang lại để cơ ở chân không bị mỏi và ảnh hưởng nhiều.
Bản thân vớ có “độ dốc áp lực” làm tăng tốc độ lưu thông máu, do đó phòng ngừa huyết khối và giải quyết triệt để ứ đọng máu ở chân.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội khuyến cáo cần mua tất ở trung tâm chuẩn, có bác sĩ về mạch máu tư vấn để chọn được loại phù hợp. Bên cạnh mang tất, người bệnh cần chú ý chỉnh sửa thói quen trong sinh hoạt như không đứng lâu, khi ngồi không nên vắt chéo chân, không đi giày cao gót, không ngồi xổm. Khi nằm nên có gối gác cao chân.
Theo tiến sĩ Dương Đức Hùng, Trưởng Đơn vị phẫu thuật tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), tất áp lực là một trong những phương pháp để phòng ngừa và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên người bệnh phải lựa chọn tất chuẩn và phù hợp với tình trạng của mình mới có hiệu quả. Ví dụ phải tuân thủ chuẩn về kích thước, cấp độ bệnh, độ áp lực bởi tất quá lỏng thì không có tác dụng, ngược lại tất quá chật sẽ làm máu không thể lưu thông.
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…