Categories: Tin tức

Những gì xảy ra khi ruồi đậu vào thức ăn ‘kinh khủng’ hơn bạn nghĩ

Các nhà khoa học mới đây tiết lộ sự thật về hậu quả của việc để ruồi đậu vào thức ăn thông các các khảo sát thực tế.

Trong cuộc khảo sát, 300 người tham gia được hỏi: “Giả sử anh/chị đang ăn trong nhà hàng, thứ gì rơi vào thức ăn sẽ khiến bạn phải thả đũa: chuột, gián, ruồi hay kiến?”.

Kết quả có tới 61 % chọn gián và chỉ có 3% trong số họ chọn ruồi. Tuy nhiên, những phân tích dưới đây có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại:

Đa số loài ruồi gây hại

Ruồi là những côn trùng thuộc bộ Diptera gồm hơn 200.000 loài. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường trong các hoạt động như: hỗ trợ việc phân hủy, thụ phấn cho thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thịt.

Sự thật là chỉ có một số ít loài ruồi có ích còn đa số mang lại cho chúng ta những rủi ro lớn về sức khỏe. “Ứng viên sáng giá” nhất cho vị trí này là Musca domestica, hay còn gọi là ruồi nhà.

Những con ruồi nhà được mệnh danh là “thứ rác rưởi bay” này hiện diện khắp nơi trong những ngày tháng ấm áp, gây phiền toái, mang lại nguy cơ bệnh tật cho con người.

Từ bãi rác lên bàn tiệc

Thứ nhất, thức ăn của loài ruồi bao gồm những thứ từ phân, rác thải, xác động vật thối rữa cho đến các loại thực phẩm của con người. Khi tiếp xúc với những thứ bẩn thỉu, vi khuẩn, vi rút và các mầm bệnh sẽ bám lên chân và miệng chúng.

Thứ hai, những con ruồi nhà không cắn, không hút máu. Chúng không hề có răng. Và điều đó khiến chúng không thể cắn miếng bánh của bạn. Điều tệ hại hơn là chúng sẽ tiết ra một enzyme để phân hủy thức ăn. Enzyme sau đó sẽ hòa tan bất kể thức ăn nào của bạn thành một “món súp” để con ruồi có thể hút được vào hệ thống tiêu hóa.

Như vậy, cứ mỗi lần con ruồi đến, đậu loanh quanh trên thức ăn của bạn một hồi rồi bị đuổi đi, chúng đã kịp để lại dấu chân, phân và cả dịch nôn chứa đầy mầm bệnh của mình.

Có nên vứt bỏ thức ăn đã bị ruồi đậu vào?

Những người có sức đề kháng tốt, người lớn sẽ dễ dàng chống lại vi khuẩn nhưng trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch yếu, người vừa ốm dậy hay đang điều trị bệnh, đều có nguy cơ mắc bệnh do chúng gieo rắc mầm mống.

Nếu bạn không muốn lãng phí thức ăn, hãy cắt đi, bỏ đi những phần mà chúng đã đậu lên.

Ngoài ra, để hạn chế ruồi “ghé thăm”, bạn cũng nên:

– Giữ nhà bếp luôn sạch sẽ, khô ráo

– Quăng rác thải càng sớm càng tốt, đừng để ứ đọng trong nhà.

– Đậy thức ăn khi không dùng

– Đóng cửa, cửa sổ, hoặc sử dụng cửa lưới

– Ruồi ghét gió, nên hãy dùng quạt để đuổi ruồi.

– Dùng keo dính hoặc bẫy để bắt ruồi.

Video: Đập trứng để chiên, cô gái sững sỡ khi phát hiện điều bất ngờ bên trong quả trứng gà ‘khổng lồ’

Tuệ Nhi tổng hợp

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

16 hours ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

17 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

19 hours ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

3 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

3 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

3 days ago