– Người bệnh đã bị nhiễm vi-rút hecpet trước đó và phát bệnh sau một thời gian vi-rút ủ bệnh. Loại vi-rút này sẽ hoạt động mạnh khi người bệnh đang gặp phải những tình huống căng thẳng, di chuyển nhiều hay môi trường có nhiều bụi bẩn.
– Khó tiêu hoặc táo bón cộng với sự phân hủy thức ăn trong cơ thể. Khi chúng ta ăn nhiều thứ khó tiêu thì sự kết hợp liên tục, nhiều lần giữa việc phân hủy thức ăn và chứng táo bón là nguyên nhân của bệnh lở miệng.
– Sự thiếu hụt B complex và kẽm.
– Thiếu sắt.
– Hệ miễn dịch đã bị suy yếu do trước đó cơ thể mắc những căn bệnh khác, bao gồm cả sự rối loạn máu.
– Ăn nhiều thức ăn có tính nóng như xoài, trái cây sấy khô, đồ chiên xào… ăn những thứ chứa nhiều dầu có chất lượng kém. Trong một số trường hợp, đu đủ hay dứa cũng có thể gây kích thích niêm mạc. Tình trạng này chỉ xảy ra khi chúng được dùng kèm với những “thủ phạm” khác như dầu ăn kém chất lượng.
Khi đã biết nguyên nhân gây lở miệng thì chúng ta sẽ có cách chữa đơn giản, tuy nhiên, với bệnh lở miệng bạn không nên xem nhẹ, nếu sau một vài ngày bệnh không thuyên giảm bạn nên đến bác sĩ thăm khám để biết rõ tình trạng bệnh cũng như cách điều trị hợp lý nhất.
Nguyên nhân bệnh lở miệng ở trẻ em
– Nhiễm trùng tai – mũi – họng: Thỉnh thoảng, bệnh viêm họng hoặc mũi – hầu có thể gây lở miệng ở bé.
– Thiếu vitamin hoặc chất khoáng: Một số trường hợp cơ thể của trẻ thiếu hụt chất sắt và vitamin như: vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic, hoặc do trẻ thiếu dinh dưỡng
Căng thẳng tinh thần: Tâm lý lo lắng thái quá trong các kỳ thi, bất hòa trong gia đình như cha mẹ ly dị… đều có thể dẫn đến bệnh.
– Các chấn thương xảy ra trong vùng miệng như lỡ cắn vào niêm mạc trong má hoặc lưỡi.
Thực phẩm: Một số loại trái cây và thực phẩm như: dâu tây, chuối, kiwi, đu đủ, dứa, quả hạch, đậu phộng, cam, quýt, chocolate và phô-mai có thể gây rối loạn cân bằng khoang miệng ở một số bé.
– Do trẻ ăn những thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc gây lở loét.
– Thuốc uống: Bệnh lở miệng ở trẻ em cũng có thể xảy ra ở những trẻ dùng một số loại thuốc gây nóng, kháng sinh, thuốc chống viêm tấy dẫn đến tình trạng khô miệng, làm xuất hiện những vết lở miệng.
– Cách chăm sóc, chải răng không đúng cách, chải răng bằng bàn chải cứng, chải răng quá mạnh gây nên viêm nướu, viêm lợi, và xuất hiện những vết lở miệng cũng là nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở trẻ em.
– Lở miệng do chế độ nghỉ ngơi của bé không được đảm bảo, có thể ngủ ít, thiếu ngủ hoặc trẻ ngủ không ngon giấc.
Khi nào viêm loét miệng cảnh báo bệnh ung thư
Do chỉ là một căn bệnh không nguy hiểm tới tính mạng, nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo mà viêm loét miệng muốn nói. Khi bị viêm loét miệng, rất có thể cơ thể bạn muốn nói rằng bạn đang gặp nguy hiểm.
Dưới đây là những biểu hiện khác thường giữa viêm loét ung thư và viêm loét miệng bình thường:
Vết loét kéo dài và không lành trong hơn 3 tuần mặc dù đã bôi thuốc, điều trị
Thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng, thỉnh thoảng xuất hiện ở vị trí khác trong khoang miệng.
Thường liên quan tới những người trên 40 tuổi và có sử dụng thuốc lá, rượu bia
{credit}
Nguồn: Phunutoday
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…