Truyền nhiễm

Nhóm nguy cơ gặp biến chứng khi mắc cúm A

Theo WHO, cúm A có thể xảy ra ở bất kỳ ai dù nam hay nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh nền, người có hệ miễn dịch kém dễ mắc cúm A và nguy cơ gặp biến chứng hơn những người khác.

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Trong đó, chủng A/H7N9 và A/H5N1 là những chủng virus cúm thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây nhiễm sang người và tạo thành dịch. Loại cúm này thường bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường do những triệu chứng tương tự tuy nhiên bệnh diễn tiến nhanh ẩn chứa nhiều nguy hiểm, nguy cơ bùng phát thành dịch và đại dịch.

Các số liệu thống kê cho thấy phần lớn những trường hợp mắc cúm A đều lành tính, bệnh nhân có thể khỏi sau khoảng 7 ngày. Tuy nhiên phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người mắc bệnh nền…có nguy cơ gặp các biến chứng khi mắc cúm A cần đề phòng.

Những biến chứng thường gặp của cúm A

+ Viêm phổi nặng.

+ Viêm xoang.

+ Viêm tai giữa.

+ Viêm nhiễm đường tiết niệu.

+ Phù não.

+ Tổn thương gan.

+ Sảy thai.

+ Đối với những bà bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật ở thai nhi như sứt môi hoặc các bệnh lý về van tim…

+ Một số trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể tiến triển nặng với biểu hiện sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng nguy cơ tử vong cao.

Nhóm nguy cơ gặp biến chứng

Trẻ em dưới 5 tuổi và người trên 65 tuổi

So với người trưởng thành, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi có sức đề kháng kém hơn so với những độ tuổi khác vì vậy hai đối tượng này thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều loại bệnh và dễ gặp phải biến chứng khi mắc cúm A.

Phụ nữ mang thai

Quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Nội tiết tố cũng thay đổi rất nhiều, đồng thời hệ miễn dịch cũng suy giảm do đó cơ thể của thai phụ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh, trong đó bao gồm cả virus cúm, một loại virus phát tán trong khí, lây nhiễm nhanh trong cộng đồng.

Không chỉ dễ nhiễm bệnh thai phụ cũng có nguy cơ cao đối mặt với các biến chứng của bệnh cúm đặc biệt là những biến chứng về phổi do đó thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn người bình thường khác. Các chuyên gia lý giải nguyên nhân do trong quá trình mang thai nhu cầu oxy lớn hơn cho cả mẹ và thai nhi trong khi hệ miễn dịch lại suy yếu và rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn, virus.

Đối với nhóm người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người có bệnh lý mạn tính, nhất là các bệnh về tim mạch, tiểu đường, hô hấp và những đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng sẽ cao hơn nhiều so với những người khỏe mạnh khác.

Phương pháp phòng tránh biến chứng cúm A

Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A bệnh nhân cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà theo chỉ đạo của bác sỹ. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Tuân thủ các quy định, tránh lây nhiễm cúm A trong cộng đồng

– Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, ho, tránh đưa tay trực tiếp lên mặt.

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh…

– Vệ sinh mũi và họng hàng ngày bằng nước muối.

– Trẻ em từ 6 tháng tuổi, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính, phụ nữ trước khi mang thai…. Khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm.

– Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc đã mắc bệnh.

– Đeo khẩu trang nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh.

– Không tiếp xúc với người đang bị các bệnh đường hô hấp, tránh tới nơi đông người khi bị ốm. Ăn uống điều độ, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cảnh báo 3 chủng virus cúm dễ lây nhiễm bùng phát thành dịch

Các loại trái cây giàu vitamin C rất tốt cho người bị cúm

Cúm A/H5N1 có gì khác biệt

Đặc tính của cúm A H3N2

Bị cúm nên uống nước gì để tăng hệ miễn dịch, cơ thể nhanh hồi phục

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

Biến chứng nguy hiểm do cúm A và giải pháp phòng tránh

Theo số liệu thống kê báo cáo của các bệnh viện tại Hà Nội ngay…

19 hours ago

Sự khác nhau giữa cúm A và cúm thông thường

Sau Tết nguyên đán, các tỉnh miền bắc xuất hiện mưa phùn, sương mù rải…

2 days ago

Bị viêm phổi nên ăn thực phẩm gì để cải thiện

Để giúp người bệnh viêm phổi nhanh chóng hồi phục chế độ dinh dưỡng đóng…

2 days ago

Có nên uống nước đậu bắp, nên uống vào thời điểm nào?

Đậu bắp chứa nhiều dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da nhưng uống…

5 days ago

Các loại rau gia vị có lợi cho sức khỏe khi thời tiết chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa dễ khiến cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe…

5 days ago

Yoga và hội chứng IBS, thực tế có thể giúp ích như thế nào?

Luyện tập thể dục đều đặn có thể là một cách tốt để cải thiện…

6 days ago