Da là quan lớn nhất trong cơ thể. Sự thay đổi của làn da đôi khi có thể là dấu hiệu sớm các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Phát ban
Da bị phát ban và đi kèm với các triệu chứng khác – chẳng hạn như sốt, đau khớp và đau cơ – có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), phát ban cũng có thể xảy ra do dị ứng hoặc phản ứng với thuốc.
Những nốt nhỏ xuất hiện dày đặc trên da xung quanh cánh tay và sau cổ với màu hơi đậm hơn so với màu da bình thường, là dấu hiệu cảnh báo sớm về nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Phát ban làm thay đổi màu sắc của một vùng da còn cho thấy nguy cơ mắc bệnh gai đen hay một dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư ở cơ quan nội tạng như dạ dày hoặc gan.
Sau khi bôi thuốc mà những mụn màu tím trên cẳng chân vẫn không hết. Đây có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm gan C.
Da đổi màu
Ở những người bị bệnh tiểu đường, da chuyển màu đồng có thể là dấu hiệu của vấn đề với sự trao đổi chất sắt. Vàng da, thậm chí, vàng lòng trắng của mắt còn có thể là dấu hiệu suy gan.
Những mảng da thẫm màu, chủ yếu ở những vết sẹo, nếp nhăn da, các khớp, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối – có thể là dấu hiệu của các bệnh nội tiết, như bệnh suy tuyến thượng thận(Addison).
Tăng trưởng quá nhanh
Màu vàng trên da cánh tay, chân hoặc có thể là do bệnh tiểu đường. Ở phụ nữ, mụn trứng cá xuất hiện dày đặc ở mặt hoặc quai hàm có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang.
Các triệu chứng khác, chẳng hạn như thay đổi trọng lượng, độ dày mỏng của tóc và tóc phát triển quá nhanh cũng là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.
Thay đổi móng
Thay đổi màu sắc hoặc hình dạng của móng tay thường có thể là dấu hiệu của các vấn đề thiếu hụt hoặc hệ thống cơ quan.
Móng tay màu vàng là một dấu hiệu của bệnh vẩy nến
Ngoài ra, những người có vấn đề về gan và bệnh thận đôi khi có thể gây ra những thay đổi trong màu sắc của móng tay.
Da bị khô và thay đổi kết cấu
Vấn đề huyết áp cao và thận dẫn đến da bị dày lên ở cẳng. Ngoài ra, da bị khô và ngứa có thể là một dấu hiệu của các vấn đề về nội tiết tố, chẳng hạn như tuyến giáp.
“Ở tuổi trên 30 hoặc 40 tuổi, bạn cũng có thể mắc bệnh chàm (eczema), dấu hiệu của bệnh là da bỗng nhiên bị khô, nổi đám mảng đỏ hay mụn nước.
Xơ cứng da là một bệnh tự miễn, trong đó những dấu hiệu ban đầu là sưng, sau đó là xơ cứng da. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến xơ cứng cơ quan nội tạng như phổi hoặc tim.
Mặt khác, mềm da bất thường cũng là một dấu hiệu bệnh lý gây rối loạn mô liên kết. Chẳng hạn, bệnh nhão da (cutis laxa), còn có thể ảnh hưởng đến các mô liên kết ở cơ quan khác như tim, mạch máu, khớp.
Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…
Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…
Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…
Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…
Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…
Sắc mặt và âm lượng giọng nói phản ánh sức khoẻ của mỗi người. Người…