Mới đây, mạng xã hội lan truyền trường hợp một cô bé 13 tuổi có khả năng phải gắn cuộc đời mình với chiếc xe lăn kèm theo chứng ngủ rũ và thậm chí còn quên mất mẹ mình sau khi tiêm vắc xin HPV.
Vào đầu tháng 4, bà Leissa Nielsen, người Anh, đưa con gái của mình là Chantele đi tiêm vắc xin HPV để ngừa ung thư cổ tử cung. Kể từ đó, bà mẹ này khẳng định con gái mình bị tác dụng phụ của vắc xin như chóng mặt tới 8 lần trong ngày, ngủ không kiểm soát được, đau đầu, đau cổ, mờ mắt và thậm chí cả giảm trí nhớ.
Mới đây nhất, khi có thông tin hàng nghìn phụ nữ Mỹ ân hận vì đã tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV đã khiến không ít người từng bỏ vài triệu đồng để tiêm vắc xin này đang đứng ngồi không yên.
Vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung mới xuất hiện trên thị trường, HPV được cả thế giới chào mừng với hy vọng đẩy lùi căn bệnh ung thư nhiều thứ 2 trên thế giới ở phụ nữ.
Nhưng thống kế cho thấy có hơn 35.000 trường hợp bị phản ứng phụ, trong đó có 200 trường hợp tử vong đã được báo cáo cho chính phủ Mỹ vào giữa tháng 3 năm 2015. Và chỉ tính đến tháng 3/2013, Mỹ đã phải chi gần 6 triệu USD bồi thường cho 49 nạn nhân của vắc xin HPV.
Cũng theo thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội, các nhà khoa học cho rằng vắc xin này dẫn đến những phản ứng miễn dịch quá mức, khiến tỷ lệ sốc phản vệ ở những cô gái tiêm vắc xin Gardasil cao hơn nhiều. Thậm chí có báo cáo kết luận cao hơn gấp 20 lần so với các chương trình tiêm chủng khác.
200 người đã chết, những người khác có những thương tật vĩnh viễn và tạm thời do rối loạn hệ thống miễn dịch và thần kinh.
Rất nhiều phản ứng được ghi nhận như: động kinh, đột quỵ, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược, đau đầu, đau bụng, đau cơ và yếu cơ, đau khớp, các vấn đề tự miễn dịch, đau ngực, rụng tóc, mất cảm giác ngon miệng, thay đổi nhân cách, mất ngủ, run tay / chân, khó thở, bệnh tim, liệt, ngứa, phát ban, sưng, đau nhức cơ bắp, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, ngất xỉu, sưng hạch bạch huyết, đổ mồ hôi đêm, buồn nôn, thị lực tạm thời / mất thính lực…
Người ta ca ngợi rằng vắc xin làm giảm 70% ung thư cổ tử cung. Nhưng hệ thống các thử nghiệm trước và sau khi cấp giấy phép cho vắc xin HPV của các nhà nghiên cứu tại Đại học British Columbia cho thấy hiệu quả của vắc xin không những chưa được chứng minh mà còn phóng đại (thông qua việc sử dụng các báo cáo có chọn lọc dữ liệu). Kết luận này được các tác giả nêu khá rõ ràng trong bản tóm tắt các thử nghiệm lâm sàng.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung.
Trước công bố này, TS Phan Minh Liêm – Đại học Texas – Trung tâm Ung thư MD Anderson, Houston, Texas, Hoa Kỳ cho biết, thông tin này chưa chính xác vì cho đến nay rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm ngừa vắc xin HPV là cách tốt nhất để ngừa ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, với một loại vắc xin thì ở nước Mỹ họ kiểm soát rất chặt chẽ, không thể phóng đại chức năng lên được.
Cùng quan điểm, BSCK II Nguyễn Khắc Lợi – Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, đến nay việc tiêm phòng vắc xin HPV vẫn được khuyến cáo phòng ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất.
Tuy nhiên, bác sĩ Lợi cho biết, để tiêm có hiệu quả phải là phụ nữ dưới 25 tuổi và chưa lập gia đình. Một số bác sĩ khuyến cáo có thể tiêm từ lúc 9 tuổi. Bắt buộc phải tiêm khi chưa nhiễm HPV phải chưa từng quan hệ tình dục.
Hiện nay có hai loại vắc xin phòng HPV đó là Gardasil và Cervarix, hai loại vắc xin này có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%.
Bác sĩ Lợi cho biết virus HPV có hàng trăm chủng loại khác nhau và trong đó có 40 loại có thể gây bệnh. HPV có thể gây ung thư hậu môn, cổ tử cung, dương vật, âm đạo và âm hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các chủng HPV đều có thể gây ung thư.
Các chủng HPV nguy cơ cao như các chủng 16 và 18 có thể gây ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, những chủng này chiếm khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Chúng cũng có thể gây ra các loại ung thư khác. Chính vì thế không phải cứ tiêm vắc xin HPV là ngừa được virus HPV.
Để phòng bệnh ung thư cổ tử cung, theo bác sĩ Lợi ngoài việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn thì tiêm phòng vắc xin HPV là biện pháp an toàn và hiệu quả để phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Theo Phương Thúy/Báo Infonet
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…