Nguyên nhân
Phần lớn NKHHCT ở trẻ em là do căn nguyên virus, do đặc điểm phần lớn các loại virus có áp lực với đường hô hấp.
Ở các nước đang phát triển cũng như Việt Nam, căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong NKHHCT ở trẻ em, đứng đầu là: Hemophilus influenzae, liên cầu, tụ cầu, Bordetella, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia trachomatis…
Nhận biết bệnh
Các biểu hiện lâm sàng của NKHHCT ở trẻ em rất đa dạng và ở nhiều mức độ khác nhau.
Thông thường trẻ bắt đầu với triệu chứng ho, sốt, chảy nước mũi, rồi sau đó là thở nhanh, cánh mũi phập phồng, nặng hơn nữa là nhìn thấy lồng ngực bị rút lõm vào trong khi thở vào, thở rít, tím tái.
Nếu không được xử lý kịp thời, trẻ có thể hôn mê, co giật…
Một đặc điểm cần lưu ý là diễn biến của trẻ từ mức độ nhẹ sang nặng rất nhanh, do đó việc đánh giá, phân loại, xác định điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Thái độ xử trí
Điều quan trọng trong thái độ xử trí NKHHCT là lựa chọn cách điều trị thích hợp cho trẻ. Không phải bất cứ trường hợp NKHHCT nào cũng được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hay nhập viện điều trị nội trú.
Nhưng cũng không phải vì coi nhẹ NKHHCT mà mọi trường hợp NKHHCT đều tự điều trị tại nhà và theo dõi qua loa.
Sau nhiều nghiên cứu, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cách điều trị NKHHCT với các mức độ khác nhau như là một phương pháp tư duy và tiếp cận.
Một điều rất thú vị rằng “Phương pháp tư duy” này lại rất phù hợp với chính sách phân tuyến trong điều trị của ngành y tế nước ta:
Các trường hợp trẻ bị ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực và không có các dấu hiệu nặng khác như co giật, li bì, bỏ bú… thì được nhận định là không viêm phổi.
Các biện pháp điều trị bao gồm khuyến khích sử dụng các loại thuốc ho an toàn sẵn có như: hoa hồng bạch hấp với đường phèn, húng chanh hấp mật ong…, dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao. Hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm trẻ tại nhà.
Đối với các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ vừa: Trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng chưa có dấu hiệu nặng và biến chứng. Lúc này thuốc kháng sinh có thể sử dụng.
Chỉ cần cho trẻ uống liều thuốc đầu tiên tại các cơ sở y tế (trạm y tế, phòng khám ngoại trú…), rồi hướng dẫn cho người chăm trẻ biết cách chăm sóc theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ uống thuốc tại nhà. Hẹn khám lại sau hai ngày hoặc thấy bệnh nặng lên, khó thở tăng thì đưa trẻ đi khám ngay, không chờ đến ngày hẹn.
Trường hợp nặng: Trẻ có dấu hiệu như rút lõm lồng ngực, thở rít hay có các dấu hiệu nặng kèm theo li bì, co giật bỏ bú… Đây là các trường hợp cần được cấp cứu.
BSLam Giang
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…