Categories: Mẹ và bé

Nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm

Ra mồ hôi ban đêm không chỉ gặp ở trẻ em mà ở cả người lớn, gây nhiều khó chịu, phiền phức. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Nhiệt độ cơ thể và môi trường ngủ

Trước tiên, lý do phổ biến nhất của ra mồ hôi ban đêm khi ngủ là do môi trường ngủ nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Nếu phòng ngủ của bạn bị hỏng máy điều hòa, bạn mặc áo quá dày hoặc bạn đang đắp chăn dày, không có gì ngạc nhiên khi bạn bị nóng và bắt đầu đổ mồ hôi.

Bình thường, khi ngủ cơ thể cũng có sự thay đổi nhiệt độ. Phần lớn mọi người sẽ bị hạ nhiệt độ cơ thể khi trời gần về sáng (khoảng 4 giờ sáng). Hơn nữa, trong một số giai đoạn của giấc ngủ, hệ thần kinh tự chủ (kiểm soát nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp và các yếu tố khác) có thể bị quá hoạt và dẫn tới đổ mồ hôi.

Rối loạn giấc ngủ

Các rối loạn giấc ngủ có thể dẫn tới ra mồ hôi ban đêm. Phổ biến nhất là chứng ngừng thở khi ngủ.

Nếu bạn phải cố gắng để thở trong khi ngủ, sẽ khiến hệ hô hấp phải làm việc quá sức. Mỗi đợt ngưng thở cũng có thể làm tăng mạnh cortisol (hormon stress tự nhiên của cơ thể) để kích thích thở bình thường.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ độ tuổi mới biết đi, nhịp thở bị rối loạn khi ngủ có thể biểu hiện bằng đổ mồ hôi và ngủ không ngon giấc. Trẻ có thể tỉnh giấc với mặt đỏ bừng và đổ mồ hôi đầm đìa. Điều này cần đánh giá thêm, đặc biệt nếu xuất hiện thêm ngủ ngáy và các dấu hiệu khác của ngừng thở khi ngủ.

Phụ nữ có thể bị những cơn bốc hỏa trong khi ngủ khi họ ở giai đoạn đầu của thời kỳ mãn kinh. Nguy cơ ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn tăng gấp 10 lần trong thời kỳ này do giảm hormon estrogen và progesterone. Vì vậy, ra mồ hôi ban đêm ở phụ nữ lớn tuổi có thể xuất hiện với mãn kinh là kết quả của ngừng thở khi ngủ.

Một số người thấy họ bị ra mồ hôi ban đêm sau khi uống rượu. Rượu là một chất giãn cơ có thể ảnh hưởng tới đường hô hấp trên và làm cho tình trạng ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ trầm trọng thêm. Vì vậy, uống rượu có liên quan tới ra mồ hôi ban đêm do nhịp thở bị rối loạn khi ngủ như ngừng thở khi ngủ.

Cuối cùng, ác mộng và lo âu cũng có thể gây ra các cơn hoảng sợ và đổ mồ hôi khi ngủ. Nếu bạn có những giấc mơ tồi tệ tái đi tái lại, đặc biệt là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), điều trị có thể mang lại những lợi ích. Trẻ cũng có thể bị ra mồ hôi khi bị sợ hãi vào ban đêm.

Các nguyên nhân khác

Có nhiều nguyên nhân khác gây ra mồ hôi ban đêm cần được xem xét. Tỷ lệ lo lắng ít nhưng ra mồ hôi ban đêm kéo dài có thể cần đánh giá thêm. Nếu bạn có các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác như sốt và giảm cân thì bạn cần phải nói cho bác sĩ để làm thêm xét nghiệm. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra mồ hôi ban đêm gồm:

Nhiễm trùng (bao gồm bệnh lao) Thuốc (thuốc chống trầm cảm, thay thế hormone, insulin) Cường giáp Bệnh tiểu đường (hạ đường huyết do dùng thuốc) Các rối loạn tự miễn (ảnh hưởng tới não hoặc hệ thần kinh) Các nguyên nhân khác.

Theo BS Tuyết Mai/Báo Sức Khỏe Đời Sống

Nguồn: zing

adminyhoc

Recent Posts

Giải pháp loại bỏ chứng ợ hơi liên tục do SIBO

Quá trình nhai nuốt thức ăn hàng ngày không khí có thể đi vào cơ…

39 mins ago

Viêm miệng mủ sùi cảnh báo viêm loét đại tràng

Hệ tiêu hóa bao gồm hệ thống các cơ quan đảm nhiệm vai trò quan…

16 hours ago

Tác động từ môi trường gây tổn thương gan

Ô nhiễm môi trường là chủ đề được quan tâm của Việt Nam cũng như…

16 hours ago

Tiêu thụ nhiều muối gây tổn thương gan

Muối rất cần thiết đối với cơ thể tuy nhiên thừa muối gây ra nhiều…

17 hours ago

Công nghệ sinh học giải độc cho gan

Theo thống kê của WHO đến thời điểm hiện tại toàn cầu có hơn 300…

2 days ago

Bí quyết giải độc gan từ các loại cây thảo dược

Gan đảm nhiệm vai trò thanh lọc và đào thải độc tố trong cơ thể…

2 days ago