Categories: Truyền nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh Than

Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm lây lan cao do nha bào bệnh than có khả năng tồn tại từ 20 đến 30 năm trong lòng đất, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa ), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay những sản phẩm của động vật hay trong chiến tranh sinh học.

Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm lây lan cao do nha bào bệnh than có khả năng tồn tại từ 20 đến 30 năm trong lòng đất, bình thường chỉ ảnh hưởng đến loài vật, đặc biệt là loài nhai lại (như dê, cừu, trâu, bò, ngựa ), bệnh có thể truyền sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay những sản phẩm của động vật hay trong chiến tranh sinh học.

1.      Nguyên nhân gây ra bệnh than

Vi khuẩn gây ra bệnh than có tên là Bacillus anthracis, được phát hiện bởi một bác sĩ người Đức và là nhà khoa học, TS Robert Koch. Khuẩn này là một trực khuẩn hình que vi nó giống như những toa xe lửa, kích thước dài 4 – 8 µm ngang 1 – 1,5 µm. Bào tử khuẩn có sức đề kháng tốt, nó có thể tồn tại trong đất và các sản phẩm từ động vật hàng chục năm.

Bào tử khẩn (spore) sống được trong những điều kiện môi trường khắc nghiệt trong trong đất, nước, bề mặt các vật dụng. Nó có khả năng chống lại được ánh sáng, tia cực tím, nó chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi 100o C trong 30 phút. Bào tử hoạt động trở lại khi điều kiện môi trường thuận lợi trên người cũng như trên động vật nó sẽ sinh ra độc tố (toxin)

2.   Bệnh than lây truyền bằng cách nào

–     Phổ biến nhất là nhiễm qua da bị tổn thương, gây ra vết thương đáng sợ do tiếp xúc trực tiếp qua da động vật bị nhiễm nhưng thường tự “bay” mà không cần điều trị.

–     Nếu nuốt phải khuẩn than do ăn phải thức ăn động vật bị nhiễm nấu không chín.

–     Nặng nhất là lây qua đường hô hấp, khuẩn than sẽ xâm nhập được vào các tuyến bạch huyết ở ngực, sinh sôi nảy nở và sản xuất các chất độc gây tử vong. có thể mắc bệnh rất nặng, thậm chí là tử vong.

Bệnh có khả năng gây tử vong cho người bệnh. Ở các nước phương Tây, động vật được chủng ngừa để phòng chống bệnh than.

3.      Thời gian ủ bệnh của bệnh than

Thời gian ủ bệnh được tính từ khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than đến khi xuất hiện triệu chứng. Thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn, thường từ 1-5 ngày. Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, thời kỳ ủ bệnh của bệnh than khá âm thầm, khó nhận biết.

yhocvn.net

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

3 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

3 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago