Người bị quai bị sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt.
Người bị quai bị sẽ có thời gian ủ bệnh trong vòng 2-3 tuần, thông thường vào khoảng 17-18 ngày, trong thời gian này người bệnh không có biểu hiện gì rõ rệt. Sau đó người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ 38-39oC, đau cổ họng, người mệt mỏi, chán ăn, tuyến mang tai to dần và đau nhức, có thể đau tuyến dưới hàm hoặc dưới lưỡi, đau khi há miệng hoặc khi nuốt.
Tuyến mang tai sưng to kèm đau nhức ở một bên, lan dần sang tuyến mang tai bên kia và sưng to đến khoảng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại. Mặt da của tuyến mang tai thường đỏ, không nóng và ấn vào có cảm giác đàn hồi.
Các biến chứng thường gặp của bệnh quai bị
Tuy tỷ lệ tử vong do quai bị rất thấp (1/10000 trường hợp mắc) nhưng quai bị cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm
– Viêm não – màng não: Sợ ánh sáng, hô mê, cứng cổ. Đây là biến chứng thường gặp ở trẻ em với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai với các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, ói mửa, đôi khi có co giật, một số trường hợp có biểu hiện liệt giống sốt bại liệt. Tuy nhiên, diễn tiến của viêm não-màng não quai bị thường lành tính, ít để lại di chứng sau khi hết bệnh.
– Viêm tinh hoàn: Biến chứng này hiếm gặp ở các trẻ em nhỏ trước tuổi dậy thì hoặc người lớn trên 50 tuổi, khoảng 20-30% các trường hợp gặp ở trẻ em trai trong tuổi dậy thì. Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Phần lớn viêm tinh hoàn chỉ xảy ra ở một bên với biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, dịch hoàn sưng to và đau nhức. Bệnh nhân đau tinh hoàn sắp sưng, sau đó tinh hoàn sưng to gấp 3 – 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên, sau 2 tuần mới hết sưng. Tình trạng này kéo dài khoảng 3-7 ngày thì giảm bớt, Sau 2 tháng mới đánh giá được tinh hoàn có teo hay không. Tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị là 30 – 40%. Nếu bị teo tinh hoàn 2 bên thì khả năng vô sinh rất cao. Khoảng 30% có thể đưa đến teo tinh hoàn nhưng tỷ lệ gây vô sinh chỉ khoảng 13% mà thôi.
– Viêm buồng trứng: Đau bụng, rong kinh và thường khó phát hiện hơn viêm tinh hoàn ở nam, chiếm 7% các trường hợp mắc bệnh ở tuổi sau dậy thì (hiếm khi vô sinh). Nếu nhiễm bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai, sảy thai. Nhiễm bệnh vào 3 tháng cuối có thể tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc đẻ non.
– Ngoài ra, một số biến chứng khác hiếm gặp khác như viêm tụy cấp có thể tạo thành các nang giả ở tụy tạng
Mặc dù bệnh quai bị gây ra những triệu chứng và biến trứng khó chịu nhưng bệnh lành tính và tự khỏi trong vòng 10 ngày. Nhiều trẻ bị quai bị không có biểu hiện lâm sàng.
Biến trứng phổ biến nhất là viêng màng não hoặc viêm não, viêm tuyến sinh dục. Ít gặp nhất là: Viêng màng kết, viêm dây thần kinh mắt, viêm phổi, viêm thận, viêm tụy và giảm tiểu cầu, …
Người bệnh cần phải được điều trị và chăm sóc như thế nào?
Người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách. Với trường hợp viêm tuyến mang tai không biến chứng thì nên nằm nghỉ nhiều, trẻ còn đi học nên cho nghỉ học. Đắp ấm vùng tuyến mang tai, chăm sóc răng miệng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong trường hợp có biến chứng viêm tinh hoàn thì nên mặc quần lót nâng dịch hoàn để giảm đau nhức. Chú ý vệ sinh cá nhân và tẩy uế các chất dịch tiết của người bệnh. Một điều khác nữa là cần tránh bôi hoặc đắp những thứ thuốc dân gian như vôi, trầu nhai… ở tuyến mang tai để tránh tình trạng nhiễm độc.
yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…