Khi còn bé, hầu như đa số chúng ta sẽ trải qua một giai đoạn sợ bóng tối. Các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết rằng sự sợ hãi bẩm sinh này đã xuất phát ở con người vào một thời điểm nhất định trong quá khứ. Khi đó, chúng ta còn ở dưới những loài vật khác trong chuỗi thức ăn. Con người cũng chưa trở thành một siêu động vật săn mồi lão luyện.
Nỗi sợ bóng tối xuất phát từ một thời điểm trước khi loài người có được công cụ săn mồi
Trước khi các công cụ săn mồi và tự vệ được phát triển, tổ tiên của chúng ta luôn có những kẻ thù của mình. Chúng là những loài ăn thịt sẵn sàng biến con người thành “bữa tối”. Sự thật là những cuộc đi săn sẽ diễn ra phần lớn vào ban đêm. Con người có một thị lực hạn chế khiến tầm nhìn giảm sút mạnh khi thiếu ánh sáng.
Điều này có nghĩa là tổ tiên chúng ta phải học được cách cảnh giác trong đêm, nếu không họ sẽ chết. Những nỗi sợ hãi bóng tối cũng bắt đầu hình thành. Qua nhiều thế hệ, nó vẫn không biến mất và tồn tại cho đến bây giờ.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Đại học Toronto, Canada, nỗi sợ hãi ngày nay ở con người hiện đại không còn mang bóng dáng của phản ứng hoảng loạn toàn diện. Thay vào đó, nó chỉ là một sự lo lắng nhẹ. Chúng ta chỉ giữ một linh cảm sợ hãi.
Sợ bóng tối là một nỗi sợ hãi không rõ ràng
Bên cạnh đó, sợ bóng tối về bản chất là một nỗi sợ hãi không rõ ràng. Chúng ta không thể nhìn ra có gì trong bóng tối và trí tưởng tượng bắt đầu hoạt động. Nó điền vào chỗ khuyết thiếu của tầm nhìn đủ thứ kịch bản tồi tệ. Đối với người cổ đại, đó là sư tử hay các loài săn mồi khác. Đối với con người hiện đại, đó là những quái vật mà chính chúng ta xây dựng nên trong truyện và phim ảnh.
Có thể thấy, khi chúng ta đã có thể khuất phục mọi loài động vật ăn thịt, loài người đột nhiên có một sự khuyết thiếu trong nỗi sợ bóng tối. Chúng ta không thể hiểu chúng ta sợ điều gì, ngay cả khi chẳng có gì trong bóng tối. Ai đó nhận ra điều này và đã tạo ra những con quái vật để điền vào chỗ khuyết đó. Điểm xuất phát có thể từ những câu chuyện cổ truyền miệng.
Điều kì diệu là khi nền văn minh của con người tiến bộ đến hiện tại, bóng tối dường như đang tuyệt chủng dần trong các thành phố, nỗi sợ hãi của con người vẫn tồn tại. Chúng ta có đèn điện, tivi, màn hình điện thoại khiến cho bóng tối không còn là một điều không thể tránh khỏi như trong quá khứ.
Ngay cả những động vật săn mồi cũng đã bị “nhốt vào sở thú”, con người đã thống trị hoàn toàn thế giới, hay ít nhất là trong các thành phố rộng lớn. Về cơ bản nỗi sợ hãi bóng tối không còn giá trị bảo vệ mạng sống chúng ta.
Nhưng khi bạn nhìn lại quãng thời gian nỗi sợ hãi đã được truyền qua, có vẻ như nó đã được cấy vào tâm lý và vô thức của toàn xã hội. Một số nghiên cứu còn đề xuất một mã gen phải chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Điều đó khiến nỗi sợ bóng tối chưa thể lỗi thời, ngay cả trong các thành phố lớn ngập ánh điện.
Nỗi sợ bóng tối được truyền lại từ tổ tiên của chúng ta, nó vẫn chưa thể lỗi thời
Nhiều người cho rằng chúng ta tiếp tục học được nỗi sợ hãi bóng tối với các kẻ thù là chính con người, cụ thể là những hành động tội phạm. Tuy nhiên, nhiều thống kê cho thấy tình trạng tội phạm còn tồi tệ hơn vào ban ngày chứ không phải chỉ khi màn đêm buông xuống.
Vì vậy, sau này nếu bạn thấy một đứa trẻ hay chính mình sợ bóng tối, hãy nhớ rằng nó bắt nguồn từ rất lâu rồi, khi mà tổ tiên của chúng ta đã phải học nó để bảo tồn mạng sống của mình. Ngày nay, sợ bóng tối không cần thiết phải tồn tại theo cơ chế vốn có. Sẽ là có ích nếu bạn sợ bóng tối khi lạc trong rừng, chứ không phải trường hợp từ giường ngủ ra nhà vệ sinh.
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…