Categories: Tin tức

Người chỉ huy ca mổ tách cặp song sinh Việt – Đức qua đời

Viện sĩ, giáo sư, bác sĩ Dương Quang Trung vừa qua đời ở tuổi 85, để lại nhiều đóng góp cho y học Việt Nam như lần đầu tiên mổ tách thành công cặp song sinh Việt – Đức, sáng lập Viện Tim TP HCM…

Bác sĩ Dương Quang Trung mất tại Singapore sau thời gian điều trị chứng vỡ động mạch chủ ngực, thi thể được đưa về Việt Nam tối 23/6 và quàn tại Nhà tang lễ TP HCM. 

Ông từng để lại ấn tượng sâu sắc khi chỉ huy thành công ca mổ sinh đôi dính liền Việt – Đức, lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam vào năm 1988. Ca mổ lịch sử kéo dài 15 tiếng đồng này đã làm nên một kỳ tích cho ngành y học Việt Nam, khiến thế giới thán phục và nể trọng. Một trong ca song sinh về sau đã qua đời, còn lại Nguyễn Đức hiện làm việc tại Bệnh viện Từ Dũ, đã cưới vợ, sinh con.

“Mình may mắn được bác sĩ Dương Quang Trung cho phép gọi thân mật là ‘ông ngoại’. Ông ngoại ra đi mình thật sự sốc và buồn. Những lần gặp gỡ, những lời căn dặn của ông, người đã từng chăm sóc, điều trị tận tình cho hai anh em như người thân đáng kính trong gia đình sẽ luôn luôn ghi nhớ trong tâm trí mình”, Nguyễn Đức chia sẻ với VnExpress.net.

Viện sĩ Dương Quang Trung cũng được đồng nghiệp ghi nhận là người đầu tiên tìm cách để các bác sĩ chính quyền Sài Gòn sau giải phóng ở lại quê nhà, được mở phòng mạch trong thời điểm kinh tế vô cùng khó khăn. Cùng với giáo sư Alain Carpentier người Pháp, ông đồng sáng lập Viện Tim TP HCM, tái lập các mối quan hệ hợp tác giữa Pháp và Việt Nam để phát triển việc đào tạo chuyên gia y tế Việt Nam tại Pháp.

Ông còn thành lập nhiều trung tâm, bệnh viện chuyên sâu như bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Tai Mũi Họng, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, bệnh viện Mắt TP HCM…  Ông cũng đã tham gia nhiều chương trình nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng thiết thực trong y học.  

Viện sĩ Dương Quang Trung, người thầy thuốc có nhiều đóng góp với sự phát triển của y học Việt Nam. Ảnh: SGTT.

Ông sinh ngày 3/9/1928 ở Cà Mau, tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 1958 tại Đại học Y khoa Bordeaux, Pháp. Sau ngày đất nước giải phóng, ông đảm nhận vị trí giám đốc Sở Y tế TP HCM. Trước khi mất, ông là Chủ tịch Hội Y học TP HCM, Viện trưởng Viện Chăm sóc sức khỏe cộng đồng TP HCM và đảm nhận nhiều cương vị quan trọng khác. Ông được Nhà nước phong tặng các danh hiệu Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân…, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pháp.

Lê Phương

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

5 nguyên nhân gây bệnh tiêu hoá trong mùa thu đông

Các căn bệnh tiêu hoá thường gặp trong mùa thu đông như viêm loét dạ…

4 hours ago

Bật mí 3 loại nước cực hiệu quả hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguy cơ dẫn đến xơ gan, suy…

4 hours ago

Bơi môn thể thao khắc tinh phòng ngừa gan nhiễm mỡ

Trong các loại hình thể thao, bơi phối hợp các động tác vận động toàn…

4 hours ago

Hơi thở có mùi quả thối cảnh báo bệnh về gan

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, đảm nhận chức năng…

5 hours ago

Mũi má ửng đỏ có thể là dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Trong cuộc sống, hiện tượng đỏ mặt chỉ xảy ra khi đi nắng, uống rượu…

2 days ago

Nhận biết mùi hơi thở cảnh báo bệnh gan

Trong cuộc sống có những thời điểm không thể tránh khỏi hơi thở có mùi…

2 days ago