Theo BBC, nhận định trên được đưa ra sau khi Đại học Tokyo tiến hành nghiên cứu 300.000 tình nguyện viên. Nhóm nhà khoa học phát hiện người ngủ trưa từ 60 phút trở lên nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 cao hơn 45% so với người không ngủ trưa. Ngược lại, giấc ngủ ngắn giữa ngày (từ một tiếng trở xuống) tăng cường độ tỉnh táo và khả năng làm việc.
|
Ảnh: BBC. |
Các tác giả lý giải ngủ trưa nhiều có thể là kết quả của chứng ngưng thở khi ngủ khiến thời gian nghỉ ngơi ban đêm bị gián đoạn. Rối loạn giấc ngủ kéo đến nguy cơ đau tim, đột quỵ cùng nhiều vấn đề chuyển hóa khác bao gồm tiểu đường tuýp 2.
Naveed Sattar, giáo sư khoa Chuyển hóa thuộc Đại học Glasgow (Scotland) cho biết rất nhiều bằng chứng khẳng định mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và bệnh tiểu đường. Trong khi đó, tiến sĩ ung thư Benjamin Cairns từ Đại học Oxford (Anh) đề nghị nên tiến hành thêm nghiên cứu để tránh kết luận vội vàng.
Minh Nguyên
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…