Khi nhiệt độ ngoài trời có lúc đo được tới 48 độ C, không chỉ vấn đề ăn uống, ngay cả giấc ngủ cũng trở thành nỗi kinh hoàng với không ít bạn sinh viên, những người đi làm thu nhập thấp ở nhà trọ.
Nhiệt độ trong phòng trọ cũng có lúc lên tới hơn 40 độ C. Chiếu trúc, hai hay ba chiếc quạt cùng hoạt động hết công suất; chậu nước đặt trước quạt cũng không làm giảm nhiệt trong phòng dù trởi đã về khuya.
Nhiều người ở nhà trọ chật chội chọn cách ngủ dưới nền đất với hi vọng giảm nhiệt và có được giấc ngủ sâu, ngủ ngon. Tuy nhiên, chị Trương Ngân Hà (Ba Đình, Hà Nội) sau một đêm ngủ đất, sáng dậy mệt mỏi, đau lưng, đau đầu. Thậm chí, toàn cơ thể của Hà nặng trĩu và sụt sịt như bị cảm cúm.
Ảnh minh họa
Hà tự đặt câu hỏi, liệu ngủ dưới đất có thực sự giúp bản thân và các bạn cùng phòng tạm giải thoát khỏi cơn nóng hay lại khiến cơ thể thêm mệt. Để giải đáp những thắc mắc này của Hà, phóng viên Emdep.vn đã có cuộc trò chuyện với Thầy thuốc Nhân dân, Bác sỹ Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y TP.Hà Nội.
Bác sỹ Nguyễn Hồng Siêm khẳng định, nằm ngủ dưới đất chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe. Nếu không có điều kiện lắp điều hòa, phòng quá nóng mà ngủ dưới đất phải có chiếu trải hoặc ngủ trên tấm vải.
Đứng trên góc độ Đông y, bác sỹ Nguyễn Hồng Siêm phân tích: Theo đông y, phần đất thuộc âm, phần khí ở trên là dương. Trong cơ thể con người cũng có 2 yếu tố này, cả hai mặt đó phải cân bằng nhau thì sức khỏe mới tốt.
“Nằm ngủ dưới đất khiến các công năng tạng phủ kém đi có thể dẫn tới cảm hàn hoặc cảm nhiệt”, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm chia sẻ.
Bác sỹ Nguyễn Hồng Siêm – Chủ tịch Hội Đông y TP.Hà Nội
Giải thích cặn kẽ hơn điều này, bác sĩ Siêm cho hay, trong đất, hơi ẩm rất lớn nên người ngủ dễ bị nhiễm ẩm từ đất bốc lên khiến cơ thể nặng nề, mệt mỏi khi thức giấc.
Trước câu hỏi của phóng viên về việc, hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng, nằm trên nền đá hoa sẽ hạn chế được việc mệt mỏi, cảm cúm bởi lẽ, đá hoa đã được ngăn cản với lớp đất. Nhưng theo bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm, quan điểm này là không đúng.
Vì đứng trên góc độ khoa học, đất và sàn đá hoa hay sàn xi măng vẫn có sự trao đổi ẩm nên cơ thể vẫn có sự nhiễm ẩm nếu nằm ngủ ở các môi trường đó.Bên cạnh đó, vấn đề côn trùng, vi khuẩn, virus cũng dễ dàng tấn công cơ thể người khi nằm ngủ dưới đất.
Để giúp cơ thể cân bằng lại sau khi nằm ngủ dưới đất, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm đưa ra lời khuyên:“Nếu bị cảm với các biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… phải dùng giải cảm tùy theo cảm hàn hay cảm nhiệt mà xử lý cho hợp lý.Nếu cảm nhiệt chúng ta phải dùng các loại thuốc mát như lá cây: lá tre, bột sắn dây, lá sắn dây, bạc hà, húng chanh… Cảm hàn phải dùng các loại thuốc nóng như quế chi, bạch chỉ… Cách dùng các vị thuốc này phải tham khảo bác sĩ.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Hồng Siêm, để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ và giấc ngủ ngon nên ngủ trên giường. Nguyên nhân do giường kê cao hơn so với mặt đất, khoảng không dưới gầm giường sẽ giúp tránh được hơi ẩm từ đất, đồng thời có sự trao đổi không khí giúp giấc ngủ ngon và sâu.
Thủy Nguyên
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…