Categories: Tin tức

Ngồi bồn cầu như vậy là sai hay sao? Chỉ cần 1 vật nhỏ này có thể đổi thành tư thế ngồi chính xác

Rất nhiều người đang ngồi bồn cầu sai cách. Các nhà khoa học sẽ phân tích rõ cho bạn đâu là tư thế chính xác. 

Nghiên cứu cho thấy táo bón, viêm dạ dày, bệnh trĩ đều có liên quan đến tư thế đi vệ sinh không phù hợp. Thông thường mọi người hay ngồi tạo một góc 90% để đi vệ sinh (ngồi bệt) vì các bồn cầu đều được thiết kế như vậy, tuy nhiên tư thế này lại không hoàn toàn tốt cho sức khỏe.

Các khoa học gia khoa xương chậu tại ĐH Stanford (Mỹ) cho biết, khi “giải quyết nỗi buồn” bằng cách ngồi bệt, ta sẽ phải dùng lực nhiều hơn để rặn, tạo ra áp lực lớn lên ruột.

Vách của đại tràng đôi khi không đồng đều về cấu tạo, có những chỗ vách bị yếu hơn so với phần xung quanh. Khi áp lực ruột gia tăng, niêm mạc của những chỗ yếu đó sẽ bị đẩy ra ngoài qua vách ruột yếu và tạo thành cái túi nhỏ, có kích thước từ 2 – 6cm.

Không chỉ ảnh hưởng đến đại tràng, việc ngồi “xí bệt” đôi khi có thể gây nguy hại tới cơ vòng hậu môn cũng do nguyên nhân cửa ruột không thể mở hoàn toàn.

Ngoài ra, dùng vệ sinh bệt sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm vi trùng cao hơn vì các vi trùng có thể lây lan từ người này sang người khác (do dùng chung bệ vệ sinh). Trong trường hợp nghiêm trọng, lây nhiễm vi trùng có thể dẫn đến các bệnh như: ung thư ruột kết, tổn thương vùng chậu, rối loạn tuyến tiền liệt, hoặc thậm chí nhồi máu cơ tim.

Vậy đâu là tư thế ngồi chính xác? 

Năm 2010, một nhóm bác sĩ người Nhật nghiên cứu về tư thế đại tiện có lợi cho sức khỏe con người thông qua 3 cách ngồi khác nhau (thẳng lưng, gập lưng và ngồi xổm).Và kết quả cho thấy, việc ngồi xổm khi đi cầu đã đem lại lợi ích to lớn bất ngờ cho chúng ta.

Cụ thể, việc đi cầu sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ngồi xổm bởi cơ chế của cửa ruột được thiết kế để mở hoàn toàn khi đi vệ sinh trong tư thế này. Ngoài ra, độ uốn hông càng lớn (tư thế ngồi xổm) thì độ thẳng của trực tràng càng cao, theo đó khi đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn

Hơn nữa việc ngồi xổm còn giúp giảm áp lực xuống cho “bàn tọa” và tránh được khả năng xảy ra hiện tượng tê chân. Điều này cũng có nghĩa, so với ngồi xí bệt, xí xổm sẽ giúp chúng ta “đi cầu” dễ dàng hơn rất nhiều.

Thế nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay là phần lớn các gia đình trên thế giới đang sử dụng bồn cầu dạng bệt và họ đã quá quen thuộc với nó để có thể từ bỏ. Điều này thực ra cũng rất dễ giải quyết, bạn chỉ cần kê dưới chân một chiếc ghế nhỏ là đã chỉnh lại được tư thế ngồi cho đúng.

Cùng xem video:

Quỳnh Chi (TH) 

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Vai trò, cơ chế ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột với các bệnh thoái hóa thần kinh

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

3 hours ago

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi khi sử dụng thuốc như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc thông thường, bao gồm thuốc kháng…

4 hours ago

Mối liên hệ giữa các bệnh về dị ứng và hệ vi sinh đường ruột

Theo kết quả từ các số liệu thống kê trên toàn thế giới cho thấy…

4 hours ago

Mối liên hệ giữa bệnh đa xơ cứng và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến…

7 hours ago

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược dạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

21 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

2 days ago