Trẻ cũng dễ bị bệnh tim
Thường xuyên có dấu hiệu bị đau thắt ngực, nhưng anh Nguyễn Thành N. (32 tuổi, tại Hà Nội) không nghĩ mình bị mắc bệnh tim. Bởi vì, anh vẫn ăn uống sinh hoạt, tập thể dục đều đặn. Trong một lần đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết anh bị mắc bệnh động mạch vành.
Kết quả kiểm tra của bác sĩ khiến anh rất bất ngờ. Không tin vào kết quả trên, anh nhờ bác sĩ kiểm tra lại cho mình một lần nữa, kết quả vẫn giống như lần đầu. Qua trao đổi với anh Nam bác sĩ biết được, anh có thói quen hút thuốc lá rất nhiều và đó cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh động mạch vành.
Thói quen ăn uống nhiều chất đạm khiến người trẻ dễ mắc bệnh tim mạch. ảnh minh họa
Tổng thư ký Hội Tim mạch học Việt Nam, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng cho biết: “Sau 25 tuổi, bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy dù chúng ta đang khỏe cũng không nên chủ quan với căn bệnh chết người này”.
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hùng rất nhiều trường hợp các bạn còn rất trẻ tuổi (từ 25 -30 tuổi) biết mình mắc bệnh tim mạch đã rất bất ngờ. Lúc đầu họ thường không tin, nhưng sau khi trò chuyện với bác sĩ tìm ra nguyên nhân họ mới chấp nhận căn bệnh.
Bệnh tim mạch không có biểu hiện phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì thế khi bệnh có những triệu chứng như: tim đập nhanh, thở hổn hển, hay đau thắt ngực… thì mọi người mới chịu đi khám.
“Năm 2011 cả thế giới có 17,3 triệu người chết vì bệnh lý tim mạch cao gấp 4 lần (sốt rét, HIV, lao). Ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người chết do liên quan tới bệnh lý tim mạch gần bằng dân số của một Huyện”, PGS.TS Phạm Mạnh Hùng nói.
Bệnh tim mạch được ví như là “sát thủ” gây tỷ lệ tử vong cao. Mức độ nguy hiểm của căn bệnh được PGS.TS Phạm Mạnh Hùng lý giải: “Tim cần có máu để nuôi dưỡng khi xơ vỡ động mạch máu nuôi dưỡng tim sẽ bị tắc gây ra hoại tử tim. Khi đó người ta thường gọi là động tử (chết ngay lập tức) do rối loạn nhịp. Trường hợp bệnh nhân có sống, tim cũng bị suy khó có thể sống được lâu”.
Chế độ dinh dưỡng đẩy lùi bệnh tim mạch
PGS. TS Lê Bạch Mai, Phó Viện Trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho hay, chế độ ăn uống có liên quan mật thiết với sức khỏe của tim mạch.
Hiện nay, trong dân gian vẫn còn tồn tại quan niệm không đúng về thừa cân, béo phì. Mọi người có quan niệm béo sẽ thịnh vượng, bụng phệ có tướng tốt… nên dẫn đến hậu quả nặng nề của bệnh tật như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư…
Khẩu phần ăn của người Việt đã có những thay đổi, chất đạm và chất béo tăng dễ mắc các bệnh chuyển hóa hơn.
“Bữa ăn suốt 30 năm qua của người Việt Nam đã có sự thay đổi. Bữa ăn truyền thống (cơm, rau, ít thịt) của gia đình đã thay đổi có nhiều chất hơn trong đó có nhiều chất béo bão hòa. Năng lượng và chất béo tăng nhanh gấp 3 lần. Trong khi đó vitamin, khoáng chất trong 30 năm không hề tăng” PGS Lê Bạch Mai nói.
Theo PGS. TS Lê Bạch Mai bệnh tim mạch có thể phòng tránh khi chúng ta ăn đa dạng các thực phẩm cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều rau và các các loại hoa quả sẽ giúp làm giảm lượng chất béo trong cơ thể, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
PGS. TS Lê Bạch Mai cho hay: “Loại thực phẩm rẻ tiền tốt cho tim mạch mà ai cũng có thể ăn được đó chính là đậu tương. Đã có rất nhiều công trình khoa học đã chứng minh đậu tương và các sản phẩm (đậu, tào phớ, sữa đậu nành…) có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu. Chất đạm trong đỗ tương hoạt động như một chất ức chế oxy hoá cholesterol và được coi là một chất chống oxy hoá mạnh”.
Một số thực phẩm được cho không tốt cho bệnh nhân tim mạch như: thịt đỏ (lợn, bò, thú rừng), muối, kẹo, đường. Đặc biệt, cần phải tránh xa rượu bia, thuốc lá kẻ thù số một của bệnh tim mạch.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…