Categories: Vợ chồng

Nên làm gì khi bị bệnh suy cận giáp

Đối với những người khi phát hiện mắc bệnh suy cận giáp thì người dùng nên làm gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin qua bài viết dưới đây nhé!

Nên làm gì khi có các dấu hiệu bị suy cận giáp

Suy tuyến cận giáp là tình trạng tuyến cận giáp trạng không sản sinh đủ hormon tuyến cận giáp (viết tắt là PTH – Parathyroid hormon) có tác dụng trong việc điều chỉnh lượng canxi và photpho trong xương và máu của cơ thể. Thiếu PTH dẫn đến tình trạng giảm canxi và tăng photpho trong máu. Sư mất cân bằng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về xương, cơ, da, thần kinh.

Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào nhưng phổ biến là ở trẻ dưới 16 tuổi và người lớn trên 40 tuổi.

Nguyên nhân bệnh Suy cận giáp

Suy cận giáp di truyền: Trong thể bệnh này, đứa trẻ sinh ra đã không có tuyến cận giáp hoặc có nhưng hoạt động kém. Đây là bệnh di truyền theo gen lặn và khi cả bố và mẹ mang gen này thì khả năng con của họ bị bệnh là 25%. Các triệu chứng của suy cận giáp xuất hiện trước năm 10 tuổi, thường gặp nhất là khi trẻ 2 tuổi.


Suy cận giáp mắc phải: Thể bệnh này thường xuất hiện sau khi tuyến cận giáp bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật (chú ý để điều trị u tuyến cận giáp hoặc tai biến của phẫu thuật cắt tuyến giáp). Ngày nay do các phẫu thuật vùng cổ được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ cao nên tai biến này ngày càng ít gặp.

Trong một số ít trường hợp, suy cận giáp là hậu quả của bệnh tự miễn, trong đó cơ thể sinh ra các kháng thể tấn công và loại bỏ tuyến cận giáp, dần dần suy cận giáp sẽ xuất hiện. Trường hợp này người bệnh hay có mắc thêm bệnh tự miễn khác, ví dụ bệnh Addison.

Các nguyên nhân khác: Điều trị tia xạ các ung thư vùng cổ phá hủy tuyến cận giáp, nồng độ magne trong cơ thể giảm làm giảm chức năng tuyến cận giáp hoặc khi bệnh nhân bị nhiễm kiềm.

Triệu chứng suy cận giáp

– Cảm giác tê bì ở các đầu ngón tay, môi và lưỡi.

– Đau các cơ ở chân, tay, bụng và vùng mặt. Yếu cơ.

– Co rút các cơ, nhất là cơ quanh miệng, cánh tay và bàn tay. Co thắt thanh quản có thể gây khó thở nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu.

– Đau bụng dữ dội mỗi khi có kinh nguyệt.

– Rụng tóc từng mảng và lông mày thưa.

– Da khô, móng tay bị biến dạng và dễ gãy.

– Đau đầu, mệt mỏi.

– Một số bệnh nhân bị trầm cảm hoặc co giật kiểu như động kinh.

Mức độ và tần suất xuất hiện các triệu chứng thường phụ thuộc vào mức độ hạ calci máu.

Do vậy, nếu gặp phải những triệu chứng trên thì các bạn cần phải đến gặp các bác sĩ để được khám và có phác đồ điều trị cho phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

{credit}
Nguồn: Phunutoday

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago