Mạng xã hội đang được sử dụng bởi 1/3 dân số trên thế giới và chắc chắn rằng nó mang lại tác động không nhỏ đến xã hội thật của chúng ta. Nhưng còn cơ thể của mình thì sao? Hãy cùng tìm hiểu não của con người đang bị mạng xã hội thay đổi như thế nào qua bài sau.
Không thể rời khỏi máy tính ư? Không ngạc nhiên rằng khoảng 5-10% người dùng Internet khó có thể kiểm soát thời gian dùng mạng xã hội của họ. Tuy “cơn nghiện” về mặt tâm lý này khác với các loại nghiện ngập khác (như thuốc lá, rượu bia, ma túy) nhưng nghiên cứu cho thấy khi các nhà khoa học xem các ảnh quét não thì vùng não chỉ ra sự gây nghiện của hai loại người trên có cấu tạo tương tự nhau. Cụ thể, chất trắng trong vùng não điều khiển cảm xúc và sự tập trung của những người này đều bị giảm sút. Vì mạng xã hội làm cho con người thỏa mãn một cách dễ dàng nên não bộ luôn muốn đạt được điều này, từ đó dễ gây “nghiện” cho người dùng.
Ngoài ra, sự đa nhiệm (“multi-tasking” – khả năng làm nhiều việc cùng lúc) của người dùng cũng thay đổi. Chúng ta đều nghĩ những người thường xuyên dùng mạng xã hội hoặc có thói quen vừa làm vừa theo dõi các website khác thì có khả năng đa nhiệm giỏi. Nhưng các nghiên cứu cho thấy điều ngược lại. Nếu bắt não làm nhiều việc trên mạng cùng một lúc, nó sẽ mất khả năng ghi nhớ việc lâu so với những người tập trung làm một việc.
Hơn nữa, hiện tượng cảm thấy điện thoại rung (Phantom Vibration Syndrome) là hiện tượng tâm lý mới được phát hiện ra trong những năm gần đây. Người mắc chứng này sẽ cảm thấy điện thoại rung trong túi nhưng thực chất không có gì xảy ra cả. Nghiên cứu cho thấy 89% người dùng mạng xã hội thường xuyên đều trải nghiệm được hiện tượng trên 1 hoặc 2 lần mỗi 2 tuần. Lí giải cho điều trên, não của chúng ta đã bị các kích thích khác (ví vụ như vết ngứa trên da) “đánh lừa” thành tín hiệu rung của điện thoại do nó đã trải nghiệm điều này quá thường xuyên trước đó.
Các nhà khoa học cho biết mạng xã hội còn kích thích não tiết ra chất Dopamine, chất khiến cơ thể cảm thấy thoải mái dễ dịu. Các hình ảnh trên máy quét MRI cho thấy rằng vùng tiết ra dopamine trên não hoạt động mạnh hơn khi người dùng mạng xã hội nói về bản thân họ, thay vì lắng nghe người khác. Vậy chúng ta có thích nói về bản thân mình không? Nghiên cứu cho thấy chỉ 30 – 40% cuộc nói chuyện trong giao tiếp mặt đối mặt là về bản thân của mình, nhưng con số này trên mạng xã hội là 80% vì não kích thích chúng ta nói về bản thân nhiều hơn khi chúng ta biết có nhiều người đang theo dõi những chuyện này. Đó là lí giải vì sao có rất nhiều người trên mạng nói nhiều nhưng lại “im thin thít” ở ngoài đời thật.
Mặt khác các nghiên cứu cho thấy các cặp đôi có tỉ lệ thích nhau cao hơn nếu lần gặp nhau/nói chuyện đầu tiên của họ diễn ra trên mạng. Và hơn nữa tỉ lệ các cặp cưới nhau vì lần đầu gặp nhau trên mạng đang tăng cao. Chúng ta thấy được rằng tuy mạng xã hội làm chúng ta “xa mặt”, nhưng không có nghĩa nó sẽ làm mọi người “cách lòng”.
Tổng hợp
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…