Dưới đây là bài chia sẻ của Trần Minh Trang (sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển, huấn luyện viên cá nhân tại Hà Nội) về hành trình thay đổi ngoại hình cùng Zing.vn.
Cách đây 2 năm, tôi chỉ nặng 35 kg, cơ thể gầy gò, thiếu sức sống. Tôi bị suy dinh dưỡng, nên tim và hệ hô hấp yếu hơn những người khác. Được gia đình động viên, tôi quyết tâm tập gym để cải thiện sức khỏe và vóc dáng.
Sau 2 năm tập luyện, tôi “lột xác” khi tăng 13 kg (từ 35 kg lên 48 kg), vóc dáng săn chắc, với số đo 3 vòng 80-55-92 cm.
Vóc dáng của Minh Trang trước và sau 2 năm tập luyện.
Về chế độ dinh dưỡng, tôi cố gắng ăn đủ 3 bữa mỗi ngày với thực đơn như sau:
– Bữa sáng: Bánh mì + 2 quả trứng + sữa + hoa quả
– Bữa trưa và tối: Thịt bò (thịt gà, trứng, cá ) + rau xanh + tinh bột (cơm trắng, khoai, yến mạch, bánh mì) + hoa quả
Ngoài ra, các bữa phụ có thể dùng thêm sữa, hoa quả như bơ, chuối chín, táo…
Đúc rút từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy có nhiều nguyên nhân khiến việc tăng cân không đạt hiệu quả cao, như không ăn đủ các bữa chính trong ngày, thường xuyên để cơ thể bị bỏ đói hoặc ăn đầy đủ bữa nhưng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý (không đủ chất, thực đơn thiếu đa dạng).
Ngoài ra, có thể chế độ sinh hoạt không khoa học như thường xuyên thức khuya, ngồi làm việc quá lâu trước máy tính dẫn đến cơ thể dễ bị stress, mệt mỏi. Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến việc mục tiêu tăng cân thất bại.
Đặc biệt, nhiều người cho rằng muốn tăng cân chỉ cần ăn thật nhiều, bỏ qua vấn đề rèn luyện sức khỏe. Tập thể dục đưa cơ thể vào trạng thái hấp thụ tốt nhất, tăng cường trao đổi chất. Tuy nhiên, quá lạm dụng việc tập thể dục dẫn đến tình trạng năng lượng tiêu hao lớn hơn năng lượng nạp vào cơ thể, điều này khiến bạn giảm cân.
Tăng cân và giảm cân là hai quá trình trái ngược nhau, nên chế độ tập luyện cũng có nhiều khác biệt. Nguyên tắc cơ bản quyết định việc bạn tăng cân là năng lượng nạp vào phải lớn hơn năng lượng tiêu hao và ngược lại.
Vì vậy, để tăng cân hiệu quả, các bạn nên chọn chế độ tập vừa phải, không nên tập quá sức. Mỗi tuần, tôi tập luyện 5 buổi với thời gian từ 90-120 phút/ngày.
Khi muốn tăng cân, bạn chỉ nên tập luyện vừa sức.
Theo tôi, dù mục tiêu của bạn là tăng cân hay giảm cân cũng cần nỗ lực hết mình. Chạy theo các phương pháp thay đổi vóc dáng cấp tốc có thể gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe.
Đối với những người có nhu cầu giảm cân, ngoài chế độ ăn hợp lý, chế độ tập cũng rất quan trọng. Ngoài những buổi tập luyện để duy trì cơ, mỗi tuần bạn nên có từ 1-2 buổi tập các bài tập cardio, hiit để đốt cháy năng lượng dư thừa.
Vòng eo 55 cm của Minh Trang.
Một số sai lầm khiến việc giảm cân thất bại:
– Lựa chọn phương pháp tập chưa hợp lý, cường độ tập thấp, không đốt cháy được nhiều năng lượng.
– Tham gia các bài tập cardio như aerobic, chạy bộ với cùng một cường độ tập trong thời gian dài.
– Chỉ chú trọng vào các bài tập đốt mỡ mà bỏ qua các bài tập bổ trợ duy trì cơ bắp.
Độc giả Trần Minh Trang
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…