Mới đây, tại phòng tập thể hình (gym) ở TP.Thanh Hóa đã xảy ra một sự cố hy hữu và thương tâm. Một em học sinh khi đang tập thể hình không may bị ngã, chấn thương mạnh vùng cổ. Do chấn thương quá nặng, nạn nhân đã bị tử vong trên đường đưa tới viện.
Hiện nay, trào lưu tập thể hình rất phổ biến không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở các vùng quê. Chăm chỉ tập thể hình giúp cho chúng ta có một cơ thể đẹp, sức khỏe dẻo dai. Tuy nhiên, việc tự ý tập thể hình không có sự hướng dẫn của huấn luyện viên nguy cơ bị chấn thương có thể xảy ra. Theo các chuyên gia về tập luyện, thể hình là một bộ môn thể thao có nguy cơ gặp phải đa chấn thương nếu tập sai cách. Những lỗi sai mà người tập thể hình hay mắc phải đó là, không có bài khởi động, tập gắng sức, sai thứ tự bài tập…
Khi tập thể hình cần phải có huấn luyện viên hướng dẫn để phòng tránh nguy cơ chấn thương, ảnh minh họa.
Theo Ths. Nguyễn Huy Phương, Khoa Chấn thương Chỉnh hình (Bệnh viện Xanh Pôn), bác sĩ chưa từng gặp những trường hợp chấn thương nặng do tập thể hình (gym). Trong các bộ môn thể thao, nhất là những bộ môn hoạt động nhiều như đá bóng, bóng chuyền thường để lại những chấn thương nặng. Còn các chấn thương khi tập thể hình thường không quá nguy hiểm tới tính mạng.
Nói về trường hợp bị tử vong do ngã khi tập thể hình tại Thanh Hóa, Ths. Nguyễn Huy Phương, cảm thấy rất đáng tiếc cho trường hợp nạn nhân này. Nạn nhân có thể đã bị ngã gãy cổ, tắc tủy sống và tử vong.
Cần lưu ý gì khi tập gym?
Ths. Nguyễn Huy Phương cho hay, bất kỳ môn thể thao nào cũng đều có thể gây ra chấn thương nếu tập sai cách. Mức độ chấn thương sẽ phụ thuộc vào mức độ vận động, nguy hiểm… của bộ môn thể thao đó. Khi tập thể hình, người tập dễ gặp phải chấn thương khớp cổ tay, chấn thương xương bả vai. Đây là nhóm chấn thương dây chằng không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng vận động.
Bài tập đẩy tạ thường là tư thế dễ gây ra chấn thương trật khớp và đau bả vai. Những động tác chấn thương cổ tay là đẩy ngực, lên xà… Người tập nếu gắng sức có thể sẽ bị đau cột sống, đau cơ bắp, đau cổ…
Ths. Nguyễn Huy Phương cho biết: “Người có vấn đề về xương khớp, thống phong, mới khỏi chấn thương thì không nên tập thể hình. Bệnh nhân tim mạch thì tuyệt đối không được theo tập bộ môn thể thao này. Để giảm mọi chấn thương khi tập thể hình, không nên gắng sức nhất là các động tác nâng tạ. Nên chọn những địa điểm tập có huấn luyện viên hướng dẫn để tránh việc tập sai cách xảy ra chấn thương. Trước khi tập cần phải có bài vận động để thả lỏng các cơ phòng tránh được thương tích”.
Khi cơ thể mệt mỏi cũng không nên tập thể hình, chỉ nên vận động nhẹ nhàng, đi bộ thả lỏng cơ thể. Người đã bị chấn thương không nên dùng dầu, rượu thuốc nặn bóp cho hết đau. Nếu đau quá có thể chườm đá lạnh sau đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Tuyệt đối không thể tự ý dùng thuốc giảm đau khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Người tập thể hình khi đã bị đau thì nên nghỉ ngơi một vài tuần, khi hết đau chỉ nên tập nhẹ nhàng.
Khi có người bị chấn thương do tập thể hình cần lưu ý:
– Phải sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách cầm máu hoặc cố định cơ thể
– Không di chuyển bệnh nhân nhiều.
– Sau đó đưa đến bệnh viện kịp thời, tuyệt đối không tự nắn, chỉnh xương rất nguy hiểm.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…